-
02-27-2023, 08:00 PM #1Silver member
- Ngày tham gia
- Dec 2020
- Bài viết
- 146
Có nên truyền nước khi trẻ bị sốt virus không?
Sốt virus (sốt siêu vi) rất dễ lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Do đó, bố mẹ cần quan sát kỹ trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh như sốt cao, ho, tiêu chảy,…
Có nhiều bố mẹ băn khoăn là trẻ bị sốt virus có nên truyền nước không? Cùng chamsocytetainhaangia.com đi tìm câu trả lời Truyền nước khi bị sốt ngay trong bài viết này nhé!
Dấu hiệu sốt virus ở trẻ
Trẻ em thường có sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ bị sốt virus. Những virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hay tiêu hóa của trẻ và từ đó bùng phát thành dịch.
Hiện nay, chúng ta đã phát hiện và xác nhận được hơn 200 loại virus khác nhau. Do vậy, trẻ có thể bị sốt virus nhiều lần.
Phổ biến nhất là các loại virus sởi, thủy đậu, Myxo,… Trẻ khi có dấu hiệu của sốt virus mà được chăm sóc, điều trị kịp thời thì chỉ sau bảy ngày là hết hẳn.
Dấu hiệu điển hình nhất của sốt virus là sốt cao trên 39 độ và thậm chí có thể lên tới 41 độ.
Sau ba đến năm ngày khởi bệnh, triệu chứng sốt cao sẽ giảm dần và biến mất trong quá trình trẻ hồi phục.
Trong lúc bị sốt cao, trẻ sẽ thường hay bị mệt mỏi, biếng ăn và các loại thuốc hạ sốt thông thường có tác dụng rất chậm.
Ngoài sốt, dấu hiệu sốt virus ở trẻ còn có đau người, rối loạn tiêu hóa, phát ban hay viêm long đường hô hấp.
Biến chứng của sốt virus ở trẻ
Biểu hiện sớm của sốt virus thường là sốt cao. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều vậy. Có những trẻ chỉ có dấu hiệu ban đầu là sốt nhẹ. Sau đó, khi bố mẹ chủ quan mà không quan sát kỹ khiến cho các biến chứng xảy ra.
Biến chứng của sốt virus ở trẻ vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, viêm thanh quản,… Bên cạnh đó, nguy hiểm nhất là biến chứng ở não gây ra co giật, hôn mê ở trẻ. Việc này có thể để lại di chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
Trẻ bị sốt virus có nên truyền nước không?
Khi thấy trẻ bị sốt, nhiều phụ huynh tự ý đưa con đi truyền nước để hạ sốt. Đây là một hành động vô cùng sai lầm. Việc truyền dịch không những không làm trẻ hết sốt nhanh mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Lạm dụng truyền dịch có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ như sốc dịch và có thể dẫn tới tử vong nếu không kịp thời xử lý.
Trường hợp bắt buộc phải truyền dịch thì bác sĩ sẽ cân nhắc và ra chỉ định. Khi đó, bạn mới nên cho trẻ thực hiện Dịch vụ truyền nước tại nhà TPHCM.
Thậm chí, có những cha mẹ tự ý truyền dịch cho con liên tục hai đến ba ngày thấy không khỏi mới đưa đi viện kiểm tra. Khi đó, bố mẹ mới bàng hoàng phát hiện ra trẻ bị các bệnh khác như viêm não, viêm phổi,… Mà các bệnh này khi truyền dịch lại cực kỳ nguy hiểm do có thể gây phù não.
Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh truyền dịch là hết sốt. Tốt nhất khi trẻ bị sốt virus, bạn hãy cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi.
Chăm sóc trẻ bị sốt virus
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị chữa sốt virus ở trẻ. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất là để trẻ tự khỏi. Bố mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ và điều trị các triệu chứng. Cụ thể, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
#Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ C
Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, bạn cần chườm mát cho trẻ. Đồng thời, hãy thường xuyên lau mồ hôi, cho trẻ mặc đồ mỏng, thoáng để giữ cho bé luôn khô ráo. Hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu thấy nhiệt độ tăng dần và lớn hơn 38,5 độ C thì bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc hạ sốt thường được dùng hiện nay là Paracetamol. Liều dùng là từ 10 đến 15mg/kg/lần và uống cách nhau từ bốn đến sáu giờ.
#Trường hợp trẻ sốt trên 39,5 độ C
Trường hợp trẻ sốt trên 39,5 độ C hoặc đã từng có tiền sử co giật, bố mẹ có thể đặt thuốc hậu môn hạ sốt cho con. Đồng thời, bạn cần liên tục chườm ấm cơ thể bé trong ba mươi phút. Nếu như trẻ bị co giật, bố mẹ cần giữ trẻ ở nơi an toàn, kê đầu bé nằm nghiêng lên gối mềm để đờm có thể chảy ra ngoài. Ngoài ra, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm mềm dễ tiêu như súp, cháo, nước hoa quả.
Theo dõi các dấu hiệu của bé
Với trường hợp nào bên trên, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi sát sao mọi dấu hiệu của trẻ. Khi thấy các dấu hiệu trở nặng thì cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. Các dấu hiệu này bao gồm sốt cao liên tục hai ngày không giảm, trẻ ngủ li bì, lơ mơ. Ngoài ra, trẻ bắt đầu bị sốt co giật, buồn nôn và nôn khan nhiều thì cũng cần đi đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Dẫn Nguồn: Y TẾ AN GIAChủ đề cùng chuyên mục:
- Hướng dẫn xịt mũi đúng cách ở trẻ nhỏ
- Cách vệ sinh máy giặt nhanh chóng và đơn giản
- Khu đô thị Vĩ Cầm – KĐT sinh thái ven sông Công
- Dự án TNR Stars Vĩnh Bảo tại Hải Phòng
- Đất nền dự án TNR Star Vĩnh Bảo
- Nên chọn quần áo cho trẻ vào mùa hè như thế nào?
- Những điều mà ba mẹ cần làm khi con trẻ bị đau bụng quanh rốn
- Có nên truyền nước khi trẻ bị sốt virus không?
- Khi nào nên dùng bỉm quần cho trẻ sơ sinh?
- Những thiết kế nội thất tinh tế và độc đáo của Kim Do Policity
Có thể bạn quan tâm:
-
Máy lọc không khí có lọc được virus Covid-19
Bởi Eco248Global trong diễn đàn Quảng cáo rao vặt khácTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-18-2020, 05:10 PM -
Công nghệ truyền trắng có an toàn không - Truyền trắng Nano White
Bởi thammyvienhcm trong diễn đàn Nước Hoa - Mỹ PhẩmTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-31-2020, 02:12 PM -
'Đây là lúc ứng phó, không phải lúc hoảng loạn' với virus corona
Bởi nganhaxanhmedia trong diễn đàn Quảng cáo rao vặt khácTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-10-2020, 08:44 AM -
Máy lọc không khí COWAY AP-1008CH có khả năng khử virus cúm A H1N1
Bởi dienmayvanphuc trong diễn đàn Điện Gia DụngTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-24-2019, 07:12 PM -
Virus lỗi lo cho nhiều công ty - tổ chức hãy tìm hiểu cách diệt virus sau
Bởi TungCDTH06 trong diễn đàn Mua bán LaptopTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-27-2018, 08:40 PM
Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ Tết lớn của nước ta, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, hay còn gọi là Tết Đoan Dương hoặc Tết Giết sâu bọ. Theo quan niệm người xưa vào ngày này thì sâu bọ,...
Văn khấn nôm cúng gia tiên tết...