Nhiều người đang đặt câu hỏi trách nhiệm của nhà quản lý về các nội dung nhạy cảm bị lợi dụng để trục lợi trên YouTube. Vậy đâu là cách quản lý hiệu quả các kênh YouTube?
Đi tìm cho câu hỏi trên, phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Trung – Chuyên gia mạng lưới kinh doanh / CEO công ty Digital Media.
Đọc thêm: SEO
Ông Nguyễn Đình Trung – Chuyên gia mạng lưới kinh doanh / CEO công ty Digital Media
-Thưa ông, dưới góc nhìn của một người làm quảng cáo trực tuyến, theo ông đâu là nguyên nhân khiến YouTube dừng hợp tác với Yeah1?
Theo tôi có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, do vi phạm bản quyền nhiều lần. Nội dung vi phạm bản quyền ở đây có thể là bản quyền về hình ảnh, bản quyền âm thanh. Khi một sản phẩm đơn giản như một bộ phim hay một video bất kỳ up lên YouTube do là một server chung nên khi up lên sẽ có công cụ của YouTube quét để phát hiện nội dung vi phạm chính sách, nếu nội dung vi phạm sẽ nhận cảnh báo.
YouTube cũng không quá cứng rắn trong vấn đề vi phạm bản quyền, các mạng đa kênh mà YouTube cung cấp cho phía doanh nghiệp ở mỗi quốc gia đều quy định số lần vi phạm nhất định theo tiêu chuẩn, khi vượt quá số lần vi phạm sẽ bị phạt.
Thứ hai, do mất sự tin tưởng của YouTube khi nội dung thiếu tính sáng tạo. Thực trạng hiện nay của các kênh YouTube Việt Nam và các YouTuber đang chú trọng vào việc “câu view” – lượt xem - để kiếm tiền từ YouTube. Nhưng ngoài kiếm tiền từ view, nguồn thu thứ hai đến từ sức ảnh hưởng của các YouTuber từ sự sáng tạo của họ, thu hút nhiều người xem và được các nhãn hàng tài trợ. Đáng tiếc hình thức này lại không được chú trọng nhiều tại Việt Nam, dẫn đến hạn chế trong sự sáng tạo.
Với việc tập trung “câu view”, các YouTuber Việt Nam hợp tác với Yeah 1 hay cả cộng đồng chung đang sao chép ý tưởng, nội dung giống nhau việc làm này dẫn đến hành vi vi phạm bản quyền theo chính sách của YouTube.
Bản thân định hướng về nội dung YouTube một phần để cho tự do sáng tạo nhưng đến một điểm nào đó nội dung bị trùng lặp quá thì đương nhiên YouTube sẽ đưa ra các cảnh báo. Cảnh báo thì đôi khi các đối tác của Youtuber làm việc với Yeah 1 hay một network thì có thể ảnh hưởng đến việc nội dung sáng tạo sau này. Đến một thời điểm nào đó sẽ trở thành kém sáng tạo.
Tác động của việc nội dung các kênh bị lặp lại, đặc biệt là sao chép ý tưởng của nhau dẫn đến mất sức hút người xem. Và khi “cạn” ý tưởng, người ta sẽ sử dụng chiêu trò sản xuất tin nhạy cảm. Bởi trên môi trường mạng người ta xem vì tính tò mò, thứ hai có yếu tố tạo sự hấp dẫn, hoặc đặt các tiêu đề không đúng nội dung trong video. Các nhà marketing hay làm và gọi là spam.
Ông Nguyễn Đình Trung – Chuyên gia mạng lưới kinh doanh / CEO công ty Digital Media.
- Việc dừng hợp tác với YouTube sẽ tác động thế nào đến các YouTuber liên kết với Yeah 1?
Việc này cần phải xác minh thông tin chính xác hơn. Yeah1 đã phát đi thông cáo cho rằng sẽ thanh toán đầy đủ cho hơn 1.000 đối tác, trong mọi trường hợp cả trước và sau ngày 31/3/2019, đảm bảo việc thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn, đảm bảo tính bảo mật và khả năng kiếm tiền của các kênh đối tác,… Song, những người làm các kênh YouTube trong Yeah1 Network vẫn không khỏi lo lắng.
Yếu tố phản cảm trên môi trường số theo tôi không hẳn, mà là nó thiếu sự sáng tạo và tính lặp lại gây nhàm chán cho người xem, dẫn nhiều video rác điều này tác động đến thương hiệu quảng cáo của các nhãn hàng rất nhiều.
- Nhìn rộng ra, trong thời gian qua nhiều kênh YouTube cũng lợi dụng chính sách hợp tác với YouTube để sản xuất các nội dung phản cảm, không đúng thuần phong mỹ tục Việt Nam để kiếm tiền. Vậy theo ông tại sao những nội dung ấy vẫn được đăng tải? Liệu nên chăng cơ quan quản lý cần siết chặt quản lý hơn với Youtube, đặc biệt là các đối tượng doanh nghiệp?

YouTube là doanh nghiệp nước ngoài, server lưu trữ dữ liệu đặt ở nước ngoài. Nền tảng hoạt động YouTube là người dùng không vi phạm bản quyền, tuy nhiên vẫn có trường hợp “lách luật” bằng cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để đăng tải các nội dung vi phạm bản quyền.
Việc lọc các nội dung này chủ yếu là do công cụ AI của Google hay YouTube xử lý. Tuy nhiên vì là máy móc nên vẫn sẽ có những sai sót trong khâu kiểm duyệt, nên vẫn có những bước phải làm thủ công.
Google hay YouTube chỉ “mạnh tay” quét, lọc nội dung khi phát sinh các sự vụ nghiêm trọng. Dẫn đến tình trạng cơ quan chủ quan chỉ phát hiện sai phạm sau khi được người dùng báo cáo, hoặc bị phản ứng dữ dội từ dư luận. Và như vậy, các video nhạy cảm vẫn có một thời gian tồn tại nhất định trên YouTube.
Việc quản lý các nội dung tải lên là khá khó do bất cập ở là chính sách của YouTube áp dụng trên toàn cầu không riêng cho bất cứ quốc gia nào, nên rất khó quản lý.
- Ông có “hiến kế” gì để làm trong sạch nội dung trên YouTube hoặc các trang mạng xã hội, thưa ông?
Theo tôi, cách quản lý hiệu nhất hiện nay là cơ quan quản lý siết chặt quản lý với các cá nhân, hợp tác với các mạng đa kênh lớn để có thể nắm bắt nội dung đăng tải lên YouTube, và nếu có sai phạm sẽ tìm được ngay video đó thuộc YouTuber nào.
Về quản lý thuế, trong thời gian qua cách làm của cơ quan quản lý dựa vào dòng tiền cá nhân thông qua các ngân hàng, khi thấy số liệu có dấu hiệu bất hợp lý mới xác minh, điều tra, như vậy rất bất tiện và mất thời gian. Thay vào đó, quản lý tốt nhất bây giờ là hợp tác với các mạng đa kênh lớn để kiểm soát dòng tiền của, thu trực tiếp từ doanh nghiệp quản lý.
Với việc tập trung về một mối là doanh nghiệp quản lý sẽ hiệu quả hơn, sớm phát hiện và hạn chế nội dung nhạy cảm.
Khi phát hiện nội dung nhạy cảm có thể yêu cầu công ty trao đổi, làm việc với Google để siết chặt hơn, yêu cầu hỗ trợ các công cụ hỗ trợ phát hiện vi phạm bản quyền, các nội dung không lành mạnh, có lợi cho quốc gia, có các công cụ để xóa nội dung vậy.
Bản thân YouTuber vô tình không hiểu luật mà vi phạm các chính sách của Google, các quy định pháp luật của Việt Nam. Câu chuyện pháp lý đứng về phía doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo cho các YouTuber của mình để họ hiểu được các quy định pháp lý, nâng cao trách nhiệm khi sản xuất nội dung đăng lên YouTube.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Long

Chủ đề cùng chuyên mục: