Ngoài giọng hát tự nhiên, để hát karaoke hay còn cần phải có sự hỗ trợ từ các thiết bị như: loa, vang số, công suất và tất nhiên không thể thiếu micro. Căn chỉnh micro để nâng tầm giọng hát không khó nếu bạn lưu ý tới 3 yếu tố sau.

1. Làm thế nào để chỉnh tiếng micro đc thật tiếng.

Như thế nào là thật tiếng: Thật tiếng tức là giọng ở ngoài như thế nào, thì khi nói vào micro, âm thanh phát ra từ loa cũng thế, chỉ là khuếch đại giọng nói to hơn. Nếu chỉnh không tốt, sẽ bị cảm giác như giọng hát phát ra từ loa không phải là giọng của mình.

Đầu tiên, khi quý khách cầm micro, nói thử alo, blo và cảm thấy nghe tiếng ồm quá, thì có thể cắt HPF, tức là lọc bớt các tần số gây ồm (thông thường đối với các dàn loa karaoke, thường cắt ở dải tần 70-80hz của tiếng micro, giúp thiết bị hạn chế tiếng ồm mà vẫn giữ được lực của giọng phát ra).


Tiếp theo là liên quan đến các dải tần của tiếng micro, yếu tố này phải tùy theo cảm nhận của từng người, và các bạn sẽ tùy chỉnh cho phù hợp với sở thích và giọng hát của mình nhất. Chỉnh các dải tần cho micro, nhìn chung bao gồm 3 dải tần chính là bass trung treble: khi các bạn muốn tăng lực của giọng hát, thì thông thường sẽ tăng ở dải tần từ 80-160hz, nhưng nếu khi chỉnh cho các chị em hát, thì nên tăng ở dải trung trầm, dải tần từ 160hz đến 320hz, đối với giọng nam thì thường âm trầm sẽ nhiều, thường nên bổ sung một chút ở phần âm trung cao, khoảng từ dải 600-1300hz, thì giọng hát sẽ sáng hơn, nghe cũng dễ chịu hơn. Đó là một số kiến thức cơ bản, để các có thể chỉnh cho tiếng micro được hay, sáng tiếng, nhưng vẫn không bị chênh lệch so với giọng thực của mình. Tag: bục nhảy karaoke

Thật ra mỗi không gian phòng, mỗi bộ micro, mỗi bộ loa sẽ có các cách tinh chỉnh khác nhau, vì vậy, đây chỉ là hướng dẫn cơ bản để các bác tham khảo, cũng rất tốt để các bác nghiên cứu đối với bộ dàn của mình.

2. Chỉnh effect của micro.

Đây là phần rất quan trọng của tiếng hát, làm thế nào để người nghe cảm thấy giọng hát hay, truyền cảm, còn người hát thì hát không bị mệt.

Ở đây, phần effect chia làm 2 loại: echo và reverb, trong đó:

- Echo là hiệu ứng tiếng lặp.

- Effect là hiệu ứng tiếng vang (giống như chúng ta đứng ở trong 1 cái hang và nói).

Dưới đây BTE xin hướng dẫn sơ bộ chỉnh echo và effect cho phù hợp.

Đầu tiên, các bạn chỉnh volume cho effect ở ngưỡng nghe vừa phải, không to hơn so với tiếng micro gốc.

Trước tiên, là chỉnh echo cho tiếng micro. Các bạn có thể so sánh tiếng echo của vang số với tiếng echo của amply. Tất nhiên là cực khó để chỉnh tiếng echo trên vang số giống hệt như trên amply cơ, tuy nhiên chỉnh cơ bản thì cũng đã khá là hay rồi. Tiếng echo hay là không lặp nhiều quá, thời gian lặp hợp lý giữa âm gốc và âm lặp lại, tiếng lặp sau nhỏ hơn tiếng lặp trước. Tag: bục nhảy bar

Trong phần echo, cũng có riêng 1 cái EQ, thường sẽ cắt tất cả dải trầm ( ở khoảng 80- 115hz) của tiếng echo, để tiếng vọng lại bay hơn, tránh bị ồm.

Tiếp theo, là chỉnh reverb cho tiếng micro. Tiếng reverb hay là phải sâu và vẫn rõ, độ vang vừa đủ cho không gian phòng. Với các bộ karaoke gia đình thường không có tiêu âm, nên sẽ để reverb ít, tránh âm thanh bị va đập, dội nhiều, gây cảm giác khó chịu. Nên chỉnh reverb có thời gian vang vừa nhất đối với cảm nhận của mình, lợi dụng âm trung và cao để tiếng hát bay xa hơn. do đó cũng cắt bớt ở dải trầm (khoảng 115-125hz như đối với echo)

Sau đó, các bạn chỉnh volume của echo và reverb để hòa quyện vào với nhau, cái hòa quyện cả echo và reverb chính là effect, cái này một phần cũng tùy vào cảm nhận mỗi người, thường thì người hát tốt sẽ thích tiếng reverb hơn so với echo, còn bình dân thì để tiếng echo lớn hơn nhằm hỗ trợ giọng hát.

3. Giảm hú rít cho micro:

Để giảm hú rít cho micro các bạn thực hiện như sau:

Hướng thẳng mic vào loa, cách khoảng 30-50cm, sau đó chỉnh volume to dần, đến khi loa phát ra tiếng hú, rít thì dừng lại và giảm 1 hoặc 2 số. khi đó thì tiếng micro sẽ không bị rít hay hú. Thông thường thì khoảng 70% các bộ dàn karaoke, cách này là hiệu quả, tuy nhiên với 1 số trường hợp nhất định, nếu đến ngưỡng hú rít, mà tiếng micro vẫn chưa đủ to, thì các bạn lại phải nghiên cứu sâu hơn, đó là cắt dải tần gây ra hiện tượng hú rít.

Các bạn phân biệt ở đây là có 2 yếu tố: hú và rít. Rít thường xảy ra do các âm cao, còn hú thì xảy ra ở tất cả các dải tần. Nếu bị rít, cần giảm ở các dải tần cao, cái này phải làm nhiều lần mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Còn về chống hú, thì trong các bộ vang số hiện nay, đã có chế độ chống hú, chế độ này cụ thể là nếu để chống hú càng cao thì tiếng mic càng bị bí, vì vậy tốt nhất là chúng ta để ở ngưỡng vừa phải, tránh bị biến dạng tiếng micro. Cách chống hú đơn giản nhất là cắt các dải tần bị vượt ngưỡng. Tag: buc nhay bar


Công ty TNHH Xây Dựng Quảng Cáo Art Deco là công ty chuyên đảm nhận thiết kế thi công phòng karaoke cao cấp với các phong cách đang thi công karaoke thịnh hành hiện nay. Với đội ngũ các kiến trúc sư chuyên nghiệp, nhân viên làm việc nhiệt tình chúng tôi luôn lấy lợi ích của khách hàng làm đầu. Hoàng Gia sẽ giúp bạn lựa chọn được các loại vật liệu tốt nhất, hợp lý nhất, giá thành phải chăng nhất. Chúng tôi cũng cam kết đưa đến cho khách hàng mức giá thấp nhất thị trường và đảm bảo luôn hoàn thiện công trình đúng tiến độ. Các phòng karaoke đều sẽ được chúng tôi xử lý tiêu âm hoàn hảo đảm bảo mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời cho khách hàng.

Cty TNHH Xây Dựng Quảng Cáo Art Deco – đơn vị thiết kế thi công phòng karaoke chuyên nghiệp!

Chủ đề cùng chuyên mục: