Hà Nội có hơn 17.776ha trồng cây ăn quả, trong đó có 60% diện tích là cây ăn quả đặc sản. Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng quy mô dành cho các loại cây này của thành phố vẫn nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, một trong những nội dung ưu tiên của việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp Hà Nội hiện nay là hình thành và phát triển các vùng trồng cây ăn quả chất lượng...


Hiệu quả kinh tế cao

Nông dân xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ) đang rất phấn khởi vì cây ăn quả liên tiếp được mùa. Ông Bùi Duy Hưng, xã Vân Nam hồ hởi: “Kinh tế của gia đình tôi ổn định như ngày hôm nay đều nhờ trồng cây ăn quả. Với 2 mẫu chuối tiêu hồng, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lãi hơn 120 triệu đồng; so với trồng ngô, đậu tương, trồng chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3 đến 5 lần". Tag: phần mềm phối trộn thức ăn

Thời điểm này, nhiều hộ gia đình trồng chuối ở xã Vân Nam cũng chung niềm vui của gia đình ông Hưng. Tuy giá bán sản phẩm thấp hơn so với mọi năm nhưng thu nhập cao hơn do diện tích trồng chuối được mở rộng. Bà Đặng Thị Năm, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Vân Nam cho hay, với lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng, xã Vân Nam sớm phát triển vùng trồng cây ăn quả, trong đó có hơn 70ha trồng chuối với 2 giống chủ lực là chuối tiêu hồng và chuối tây Thái Lan. Được sự giúp đỡ của ngành Nông nghiệp Hà Nội, toàn bộ diện tích trồng chuối của xã đều áp dụng quy trình VietGAP. Hiện, bình quân mỗi héc ta trồng chuối cho thu nhập từ 400 đến 450 triệu đồng/năm. Năm 2018, thu nhập từ trồng chuối của xã Vân Nam đạt hơn 26 tỷ đồng.

Chuối là một trong 4 cây trồng chủ lực trong phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của Hà Nội và hiện toàn thành phố có hơn 3.200ha. Cây ăn quả này phát triển mạnh ở các vùng lợi thế đất bãi ven sông như Thường Tín, Gia Lâm, Ba Vì, Mê Linh, Phúc Thọ... Tại đây, đã hình thành nhiều vùng trồng chuối quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 so với cây lúa.

Ngoài chuối, trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao. Riêng cây nhãn với diện tích 1.722ha, sản lượng mỗi năm ước đạt 25.000 tấn; trong đó có khoảng 600ha trồng nhãn chín muộn với 2 giống HTM1, HTM2, trồng tập trung tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức và rải rác ở huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng… Thu nhập từ trồng nhãn chín muộn đạt từ 500 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha/năm. Tag: phần mềm phối trộn phân bón

Nói về thế mạnh trồng cây ăn quả của Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp (Sở NN&PTNT Hà Nội) Hoàng Thị Hòa khẳng định: Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn quả và việc phát triển trồng cây ăn quả phù hợp với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị sinh thái ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội. Dựa vào thế mạnh, phân tích nhu cầu thị trường, thành phố đã xác định 4 loại cây ăn quả chủ lực để phát triển, gồm: Cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn và chuối.

Tháo gỡ một số khó khăn

Tuy vậy, việc phát triển cây ăn quả thời gian qua của Hà Nội vẫn gặp một số khó khăn do nông dân phát triển tự phát, không tập trung. Mặt khác, việc ứng dụng khoa học cũng còn một số hạn chế. Đến nay, toàn thành phố mới có 924,5ha trồng cây ăn quả được ứng dụng công nghệ cao.

Nguyên nhân của hạn chế trên xuất phát từ công tác quy hoạch chưa đồng đều, các địa phương cũng chưa mạnh dạn đầu tư vào phát triển các mô hình trồng cây ăn quả. Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) Đỗ Văn Thưởng cho rằng, trong phát triển mô hình trồng chuối, thành phố nên quy hoạch đâu là vùng trồng chuối để xuất khẩu, đâu là vùng trồng chuối phục vụ thị trường trong nước, qua đó có đầu tư phù hợp.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho rằng, làm tốt công tác quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả sẽ giúp người dân mạnh dạn đầu tư kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, thành phố đang triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2019-2020. Theo đó, đối với cây ăn quả, Hà Nội chỉ duy trì diện tích khoảng 17.500ha, trong đó có 9.000ha trồng tập trung (gồm hơn 4.800ha trồng bưởi và cam, hơn 2.000ha trồng nhãn, hơn 2.200ha trồng chuối...); các loại cây này khuyến khích trồng tại vùng đồi gò, đất bãi ven sông và một số vùng chuyển đổi tại các huyện: Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ, Thường Tín…

Ông Nguyễn Xuân Đại lưu ý, trên cơ sở quy hoạch phát triển cây ăn quả của thành phố, các địa phương cần rà soát, xác định các vùng sản xuất trọng điểm để có kế hoạch đầu tư và bố trí quỹ đất. Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra việc trồng, mở rộng diện tích theo quy hoạch để điều chỉnh phù hợp với thực tế từng địa phương. Bên cạnh đó, Sở đẩy mạnh việc đưa ứng dụng kỹ thuật, đồng bộ hóa trong trồng trọt, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây ăn quả; nghiên cứu các biện pháp bảo quản trái cây, đáp ứng yêu cầu trồng rải vụ của nông dân; xây dựng mạng lưới quản lý chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ… Với một loạt giải pháp trên, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 có 1.348,5ha trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao. Tag: công suất sục khí ao tôm

Nguồn: hanoimoi.com.vn/tin-tuc/nong-nghiep/936204/phat-trien-vung-trong-cay-an-qua-chat-luong