Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế và chính quyền các địa phương đã ra sức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái và tăng cường mời gọi đầu tư để đưa vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh theo Quyết định số 1955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác thủy sản trái phép ở vùng đầm phá này vẫn còn diễn biến phức tạp.

Với diện tích mặt nước rộng lớn 22 ngàn ha trải dài 68km, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là nơi sinh sống của hàng trăm loài thủy sản tôm, cá có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Quảng Điền là một trong 5 huyện, thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế có hệ thống đầm phá này.

Đến nay, huyện này đã thành lập các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, như khu bảo vệ An Xuân (xã Quảng An), khu Cồn Máy Bay (xã Quảng Ngạn), khu Doi Trộ Kèn (thị trấn Sịa)… được giao cho các chi hội nghề cá tại các địa phương bảo vệ.

Ngoài ra, còn có khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ được thành lập từ gần 8 năm trước với diện tích khoảng 40ha do Chi hội nghề cá thôn Hà Công, xã Quảng Lợi quản lý. Từ ngày thành lập, gần 200 trộ nò sáo của ngư dân đã được giải tỏa khỏi Vũng Mệ để khơi thông dòng chảy, làm bãi đẻ cho tôm, cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tag: thuốc thuỷ sản


Ông Hồ Trúc, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá thôn Hà Công cho biết, thời gian qua, chi hội đã phối hợp với Công an xã, Công an huyện Quảng Điền và các lực lượng chức năng tổ chức nhiều đợt tuần tra trên phá Tam Giang, đẩy đuổi, bắt giữ nhiều đối tượng khai thác thủy sản trái phép.

Mới đây, sáng 22-3, trên đầm phá Tam Giang thuộc địa phận xã Quảng Lợi, Công an huyện Quảng Điền và các đơn vị đã phát hiện Phan Linh (41 tuổi) và Nguyễn Văn Cường (38 tuổi), đều trú thôn 1, xã Điền Hoà, điều khiển 2 đò máy, dùng xung điện để khai thác thủy sản trái phép.

Tại thời điểm kiểm tra, Linh và Cường đã khai thác hơn 3 tạ hến nên tổ công tác đã lập biên bản vụ việc, tạm giữ phương tiện, tịch thu dụng cụ đánh bắt và thả toàn bộ số hến xuống phá Tam Giang. Hiện cơ quan Công an đang củng cố hồ sơ xử phạt hành chính các đối tượng theo quy định. Tag: dinh dưỡng cho tôm

Nhiều năm qua, nghề làm lưới và nò sáo trên phá Tam Giang của ngư dân địa phương gặp nhiều khó khăn do tôm, cá bị tàu giã cào và các đối tượng dùng xung điện đánh bắt. Việc đánh bắt tôm, cá theo kiểu tận diệt không những làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đầm phá. Vì thế Công an huyện Quảng Điền tăng cường công tác phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện, UBND xã và các Chi hội nghề cá thường xuyên tuần tra trên đầm phá, bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi đánh bắt thủy sản trái phép.

Tìm hiểu được biết, sau khi có Quyết định số 1955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế, xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020”, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tập trung phát triển vùng đầm phá này; đồng thời nỗ lực tạo sự thay đổi để đưa vùng đầm phá trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước.

Theo ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, diện tích huyện chiếm gần nửa là đầm phá nên huyện đã triển khai nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tag: thuoc thuy san

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn cho hay, ngoài công tác chỉ đạo và yêu cầu cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng đánh bắt thủy sản trái phép trên đầm phá, tỉnh còn chú trọng việc kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp nghiên cứu đầu tư các dự án liên quan thủy sản, du lịch tại vùng đầm phá của tỉnh. Nhất là kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực, có kinh nghiệm đến đầu tư nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá, kết hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để tạo tính bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Nguồn: cand.com.vn/doi-song/ngan-chan-nan-tan-diet-thuy-san-o-dam-pha-tam-giang-539281/

Chủ đề cùng chuyên mục: