Vòng tránh thai là gì? Thời điểm lý tưởng để đặt vòng sau sinh cũng như lưu ý sau khi đặt vòng? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Đặt vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai khi được đặt vào buồng tử cung sẽ đóng vai trò như vật cản giúp các mẹ ngăn ngừa khả năng làm tổ của trứng để phát triển thành bào thai.
Những thế hệ đầu tiên của vòng tránh thai thường mang hình dáng tròn trịa như chiếc nhẫn nên từ đó dụng cụ này được gọi là “vòng”.
2. Các loại vòng tránh thai sau khi đẻ con
Với sự tiến bộ của y học ngày nay, hình dáng của chiếc vòng này khá đa dạng như vòng chữ T, chữ S, chữ V… Phổ biến nhất vẫn là 2 kiểu vòng cánh cung và chữ T có quấn đồng.
Đặc điểm chung trên mỗi vòng tránh thai là đều có chất đồng và ở chân vòng sẽ có 2 sợi dây cước. Điều này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí chính xác khi đặt vào buồng tử cung.
Sau khi đặt xong, để tránh vướng víu và bất tiện khi giao hợp, phần dây cước thò ra khỏi âm đạo sẽ được cắt bớt chỉ còn từ 2 đến 3 cm và sẽ được định vị cùng đồ sau trong âm đạo.
Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả cách tránh thai sau sinh này, loại vòng ngày nay thường được kết hợp thuốc tránh thai hay bổ sung thêm hoạt tính.
Tuy nhiên, với giai đoạn sau khi sinh, bạn không nên đặt các loại vòng có thuốc tránh thai, đặc biệt là những mẹ đang cho con bú.
Đính kèm 750
>>> xem thêm: siêu âm thai 25 tuần
3. Sau khi sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?
Nếu sau khi sinh chưa có kinh, bạn nên tiến hành đặt vòng sau khi chắc chắn bạn không mang thai lần 2.
Nếu đã được xác định không có thai, bạn sẽ được tiêm progesterone liên tục trong vòng 3 ngày. Bạn chỉ việc chờ đến khi việc xuất huyết chấm dứt hẳn, khoảng từ 3 đến 7 ngày sau đó để tiến hành đặt vòng.
Lưu ý, không áp dụng phương pháp này nếu quá 7 ngày sau khi chấm dứt xuất huyết, bởi sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc loại trừ khả năng mang thai.
4. Sinh mổ bao lâu thì cấy que tránh thai?
Phụ nữ sinh mổ hoàn toàn có thể đặt vòng tránh thai. Quan trọng là sau sinh mổ bao lâu thì được đặt vòng tránh thai?
Các bác sĩ cho rằng sản phụ phải chờ đợi ít nhất 6 tháng để tử cung có thời gian phục hồi như kích thước ban đầu. Sau đó chị em có thể tự quyết định có nên áp dụng phương pháp đặt vòng hay không.
Đặt vòng quá sớm, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có khả năng sẽ bị rơi tuột ra ngoài, mức độ an toàn cũng sẽ bị hạn chế.
5. Đặt vòng tránh thai sau sinh có đau không?
Một khảo sát được thực hiện tại Anh chia sẻ kết quả khảo sát ý kiến của 89 phụ nữ tham gia về mức độ đau: Cơn đau khi đặt vòng sẽ ít hơn so với những tưởng tượng ban đầu.
Quá trình đặt vòng sẽ diễn ra rất nhanh nhưng vẫn được xem là tiểu phẫu nên một số mẹ sẽ gặp phải hiện tượng chuột rút như khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
6. Lưu ý sau khi mẹ đặt vòng tránh thai
Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn cũng nên thường xuyên theo dõi sức khoẻ, uống thuốc đều đặn và tái khám định kỳ. Trong tuần đầu tiên, các mẹ nên tránh làm việc nặng, đi lại nhiều.
Thay vào đó là tăng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể để đảm bảo sự ổn định của vòng tránh thai khi được đặt vào tử cung.
Một số chị em sau khi đặt vòng sẽ gặp phải những phản ứng phụ như ra máu, hoa mắt, đau bụng dưới… Bạn cũng đừng nên quá lo lắng vì thông thường những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất.
>>> tham khảo: dịch vụ chăm sóc bà đẻ tại bệnh viện
khám phụ khoa như thế nào

Chủ đề cùng chuyên mục: