Dự án "Mùa hè côn trùng" diễn ra từ ngày 9-12/8/2018 tại Berlin, Đức, kêu gọi các tình nguyện viên trên toàn quốc dành một giờ tìm kiếm, đếm những loài côn trùng khác nhau ở một địa điểm cụ thể, đã thu hút hàng ngàn người tham gia từ nông thôn đến thành phố.

Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Các nhà côn trùng học đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng côn trùng ở Đức, nguyên nhân chính là do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm phá vỡ môi trường sống và môi trường sống tự nhiên.

Kết quả công trình nghiên cứu "Đánh giá tác động từ sự suy giảm khu hệ côn trùng trên phạm vi toàn cầu" công bố trên tạp chí Bảo tồn sinh học-Biological Conservation cho thấy, suy giảm đa dạng côn trùng diễn ra nhanh chóng trên thế giới do sử dụng thuốc trừ sâu và các nguyên nhân khác sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc trên hành tinh. Trên 40% loài côn trùng có thể bị tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới. Sinh khối côn trùng đang giảm với tốc độ đáng kinh ngạc 2,5% /năm, tỷ lệ này cho thấy quá trình tuyệt chủng phát triển nhanh chóng trong vòng một thế kỷ. Với 40% các loài côn trùng bị tuyệt chủng, một phần ba các loài khác có nguy cơ tuyệt chủng có thể gây ra sự sụp đổ hệ sinh thái hành tinh và tàn phá sự sống trên Trái đất. Tag: Cong ty diet con trung


Công trình nghiên cứu do các nhà khoa học của trường đại học Sydney, Đại học Queensland và Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu hàng chục báo cáo về suy giảm côn trùng, nguyên nhân suy giảm trong ba thập kỷ qua, cho thấy bức tranh tổng thể trên phạm vi toàn cầu đang ở mức báo động. Nhà nghiên cứu, Francisco Sanchez-Bayo, Trường Khoa học Đời sống và Môi trường tại Đại học Sydney gọi nghiên cứu này là cuộc kiểm tra thực sự, đầu tiên trên phạm vi toàn cầu. Trước đây trọng tâm nghiên cứu suy giảm đa dạng sinh học là động vật, tuy nhiên nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của côn trùng đối với các hệ sinh thái liên kết và chuỗi thức ăn vì côn trùng chiếm khoảng 70% thức ăn của các loài động vật.

Báo cáo cho biết côn trùng tuyệt chủng gây ra hậu quả thảm khốc vì côn trùng thuộc "cơ sở cấu trúc và chức năng của nhiều hệ sinh thái trên thế giới kể từ nhân loại tiến hóa … gần 400 triệu năm trước." Nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm hệ côn trùng bao gồm "mất môi trường sống do chuyển đổi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa, thâm canh", ô nhiễm môi trường, đặc biệt là do thuốc trừ sâu và phân hóa học, ngoài ra các yếu tố sinh học như "mầm bệnh lây lan giữa các loài côn trùng", biến đổi khí hậu cũng làm chúng tuyệt chủng. Phần lớn các chuyên gia nghiên cứu côn trùng ở một hệ sinh thái cụ thể cho biết về cơ bản côn trùng đang suy giảm nhưng cũng có những nhóm nhỏ côn trùng có khả năng thích nghi, số lượng ngày càng tăng song không thể bù lấp tốc độ suy giảm. Tag: Dich vu diet con trung

Những sinh vật vận hành thế giới

Nhà côn trùng học Don Sands từng làm ở Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Thịnh vượng chung, nhất trí với quan điểm côn trùng tuyệt chủng sẽ gây tác động nghiêm trọng "từ dưới lên". Nếu thế giới không có côn trùng làm nhiệm vụ điều tiết các quần thể dịch hại khác, côn trùng có thể bùng phát thành dịch bệnh phá hoại mùa màng. Con người cần phải đảm bảo cân bằng hệ sinh thái ở cấp độ này vì đây là lớp dưới cùng, nếu không làm được điều đó cuộc sống của nhân loại có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. "Côn trùng là những sinh vật bé nhỏ vận hành thế giới"

Nhiều năm trước các nhà nghiên cứu đã cảnh báo tác hại của việc suy giảm côn trùng. Năm 2018, kết quả nghiên cứu sau 27 năm cho thấy quần thể côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên Đức giảm hơn 75%. Theo nhà nghiên cứu Caspar Hallmann: "đây không phải là khu vực sản xuất nông nghiệp, điều này nghĩa là sự tuyệt chủng đang xảy ra ở ngay tại các khu vực bảo tồn đa dạng sinh học, ít bị ảnh hưởng do hoạt động của con người"


Loài chim ăn thịt đồng loại

Các nhà khoa học cho biết, các loài sống dựa vào côn trùng để phát triển và các loài ăn côn trùng sẽ bị tác động mạnh mẽ khi côn trùng suy giảm. Sự thụ phấn của cây trồng, thực vật hoang dã và chu kỳ dinh dưỡng của đất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thực tế, "các dịch vụ hệ sinh thái do côn trùng hoang dã mang lại hàng năm ở Hoa Kỳ ước tính trị giá 57 tỷ đô la". Trong số 80% thực vật hoang dã thụ phấn nhờ côn trùng thì 60% loại côn trùng trong số này là thức ăn chính của loài chim. Ông Sands cho rằng: Nguy cơ trực tiếp do suy giảm côn trùng là loại chim ăn côn trùng sẽ gặp nguy cơ bị những loài chim lớn hơn chuyển từ ăn côn trùng sang ăn thịt lẫn nhau. Ở đất nước Australia của ông, những con chim ăn côn trùng khi sắp hết nguồn thức ăn chúng chuyển từ ăn côn trùng sang ăn thịt đồng loại, đây có thể là hiện tượng toàn cầu. Tag: Cong ty diet muoi

Cần thiết phải hành động

Các nhà khoa học kêu gọi cần phải hành động thiết thực và tức thời "Vì côn trùng góp phần tốt nhất làm phong phú, đa dạng hệ động vật trên nhất thế giới, cung cấp các dịch vụ quan trọng trong hệ sinh thái, vì vậy không thể để chúng biến mất, cần thúc đẩy hành động quyết liệt để ngăn chặn sự sụp đổ thảm khốc của hệ sinh thái tự nhiên". Cần thay đổi phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện nay, "đặc biệt là hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bằng các hệ sinh thái sẽ an toàn và bền vững hơn". "Nếu con người không thay đổi phương thức sản xuất thực phẩm, toàn bộ hệ côn trùng sẽ đi đến tuyệt chủng trong một vài thập kỷ tới".

Nguồn: toquoc.vn/suy-giam-da-dang-con-trung-co-the-gay-ra-hau-qua-tham-khoc-20190214223718488.htm

Chủ đề cùng chuyên mục: