Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ như : Pt100 , thermocouple ( K , R ,S , B … ) chuyển đổi thành tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V .

Hầu như tất cả các nhà máy đều dùng cảm biến nhiệt độ để giám sát , điều khiển , lưu dữ liệu … vì thế nhà máy nào cũng sẽ dùng rất nhiều bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ . Trên thị trường có rất nhiều bộ hiển thị có thể đọc trực tiếp cảm biến nhiệt độ nên nhiều người sẽ hỏi tôi rằng tại sao lại dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ .

Thực ra một số nơi không dùng bo chuyen doi tin hieu nhiet do là vì :

– Không cần điều khiển chính xác ví dụ như các nhà máy thủy sản , các chảo chiên thực phẩm , giám sát các kho lạnh …

– Chi phí sẽ tăng cao nếu dùng thêm bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ nếu nhà máy đó qui mô nhỏ , tiêu chuẩn thấp họ sẽ chọn các bộ đọc trực tiếp từ cảm biến nhiệt độ .

– Khoảng cách của cảm biến đến nơi nhân tín hiệu quá ngắn nên có thể bù nhiệt từ bộ hiển thị tín hiệu nhiệt độ .

– Nếu gắn trực tiếp từ cảm biến nhiệt độ vào bộ đọc nhiệt độ thì thời gian đáp ứng rất chậm nên nếu không cần chính xác thì nên dùng bộ đọc nhiệt độ trực tiếp.



cảm biến nhiệt độ gắn trực tiếp với bộ hiển thị
Hình ảnh cảm biến nhiệt độ gắn trực tiếp bộ hiển thị



Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ dùng khi nào ?
Chúng ta phải gắn bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ trong các trường hợp sau :

– Đối với cảm biến nhiệt độ loại PT100 nếu như khoảng cách từ cảm biến Pt100 đến bộ hiển thị hoặc PLC xa thì điện trở của PT100 ( 100ohm ) sẽ “ cộng “ với điện trở của dây dẩn tín hiệu đưa về bộ đọc nhiệt độ hoặc PLC . Lúc này nhiệt độ sẽ có sự sai lệch , không chính xác .

– Đối với cảm biến nhiệt độ loại can nhiệt ( Thermocouple ) thì tín hiệu đưa về là tín hiệu mV rất nhỏ ( khoảng 10mV tùy từng loại can nhiệt ) . Nếu kéo dây dẩn thì tín hiệu mV sẽ bị sụt áp dẩn đến sai lệch nhiệt độ . Hòa ví dụ can R dãy đo là 0 – 1760oC tương ứng với 0-10mV đưa về PLC .Nếu từ can R đưa về PLC bị sụt áp còn lại 9mV thì PLC sẽ đọc sai số 176oC , thay vì đọc nhiệt độ max là 1760oC thì PLC chỉ đọc được 1584oC .

– Nếu như gắn bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ngay trên đầu cảm biến nhiệt độ thì tín hiệu đưa về là tín hiệu 4-20mA sẽ đảm bảo không bị suy giảm khi đưa về bộ đọc nhiệt độ hoặc PLC . Trung bình có thể kéo dài hơn 200m khi gắn bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt tùy theo điện trở của dây dẩn thì có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn .

– Khi cần điều khiển chính xác trong các nhà máy : bia , sữa , thực phẩm … thì luôn luôn dùng bo chuyen doi tin hieu nhiet do để đảm bảo tín hiệu luôn chính xác , không suy giảm , thời gian đáp ứng nhanh . Thường các bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độcó thời gian đáp ứng từ 0.25ms đến 1s tùy theo loại và hãng sản xuất .

– Một số bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ngoài output 4-20mA còn có tích hợp chuẩn HART hoặc Profibus thì chúng ta phải dùng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ tương ứng .

bộ chuyển đổi nhiệt độ gắn trên đầu cảm biến nhiệt độ
Hình ảnh bộ chuyển đổi nhiệt độ gắn trên đầu cảm biến nhiệt độ


Giá bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ?
– Về giá thành các bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ thì có rất nhiều loại từ Trung Quốc , Đài Loan , Hàn Quốc , Nhật , Ý , Mỹ , Đức … Mỗi hãng có tiêu chuẩn chất lượng , độ chính xác , các chuẩn công nghiệp khác nhau nên giá cũng khác nhau .

– Các nhà sản xuất bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ đến từ Châu Á như Trung Quốc , Đài Loan , Hàn Quốc thì giá luôn rẻ nhất nhưng đi kèm thì chất lượng , độ chính xác , thời gian đáp ứng thấp và sai số cao .

– Các sản phẩm đến từ Châu Âu hoặc Mỹ luôn có giá khá cao nhưng chất lượng , độ chính xác , sai số thấp đáp ứng được các chuẩn khắc khe trong công nghiệp và dầu khí .

– Một số nhà sản xuất của Ý như Seneca giá cũng rất tốt và nhà sản xuất Muesen – Germany giá cũng rất tốt trên thị trường .

Chúc mọi người thành công !