Việc đầu tiên người lao động cần làm khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đó là khám sức khỏe. Việc này nhằm kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe để sang Nhật làm việc không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về nội dung này.

Các vấn đề thường gặp về điều kiện sức khỏe để đi Nhật
1.Chiều cao và cân nặng
Nhìn chung các đơn tuyển lao động đi Nhật đòi hỏi nam cao 160 cm trở lên, nữ cao 150cm trở lên, cân nặng không yêu cầu quá khắt khe nhưng phải phù hợp với chiều cao. Khi đo chiều cao nhiều bạn thắc mắc sao kết quả bị thấp hơn 1-2 cm, nếu có bị như vậy, các bạn tự kiểm tra lại chiều cao của mình, nếu đúng là bị thấp đi thì phải yêu cầu khám lại để ghi chính xác.
2.Các vấn đề thường gặp liên quan đến mắt
Đây là vấn đề mà lao động thường hay gặp
Thị lực: Thông thường bệnh viện thường đo thị lực theo thang điểm 10. Mắt được coi là có thị lực tốt khi đạt 8/10 trở lên. Kinh nghiệm khi đi khám mắt thì người lao động cần bình tĩnh, nếu kết quả cho thấy mắt có vấn đề, có thể đề nghị được khám lại để kết quả khám được chính xác.
Yêu cầu về thị lực khi đi XKLĐ Nhật Bản
Hầu hết các đơn hàng yêu cầu thị lực từ 6/10 trở lên, tức là cận không quá 0.75 đi ốp. Đặc biệt với các đơn hàng về điện tử, cơ khí thường yêu cầu thị lực tốt – không mù màu.
3.Các vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm hoặc mãn tính
Tùy theo loại bệnh mắc phải mà người lao động sẽ được tư vấn chi tiết khi chữa trị, hoặc kết luận bạn không đủ điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản.
HIV và viêm gan B: Tuyệt đối không được chấp nhận khi tuyển dụng lao động đi Nhật Bản. Một số trường hợp đã bị nhiễm 2 loại bệnh này những đang ở giai đoạn “tiền cửa sổ”, nếu xét nghiệm không cẩn thận sẽ không phát hiện ra, nhưng sau một vài tháng thì xét nghiệm lại cho kết quả “dương tính” tức là mắc bệnh. Chính vì thế, kết quả sức khỏe đi Nhật chỉ có thời hạn trong 3 tháng và sau đó người lao động cần phải đi khám lại.
Một số lưu ý khi khám sức khỏe đi Nhật
-Trước khi đi khám chỉ nên ăn nhẹ, không ăn quá no, không ăn uống có các chất kích thích như nước ngọt, sữa, café, rượu bia…nên uống nhiều nước lọc.
-Khi khám nên bình tĩnh. Nhiều bạn quá “hồi hộp” hoặc căng thẳng khi khám dẫn đến sai lệch kết quả thị lực hay điện tim đồ.
Nếu phải điều trị để khám lại, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về điều kiện sức khỏe để đi Nhật. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: thủ tục xin visa nhật bản