Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hạt cà phê Việt để xứng đáng với vị trí là nước có sản lượng xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới, không chỉ ngành cà phê Việt Nam mà ngay cả những doanh nghiệp FDI như Nestlé Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng các giải pháp có tầm nhìn lâu dài để xây dựng chuỗi giá trị cà phê Việt bền vững.


Việt Nam hiện có hơn 645.000 ha cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên khoảng 577.000 ha, với năng suất trung bình đạt 2 tấn nhân/ha. Cà phê của Việt Nam thuộc nhóm nước có năng suất cao trên thế giới. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã có mặt trên gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu.

Năm 2017, xuất khẩu cà phê nhân đã giúp ngành cà phê Việt Nam thu về trên 3,2 tỷ USD. Theo đó, cà phê đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước, 30% GDP các tỉnh Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho trên 2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tag: may thoi khi

Tuy nhiên, một nghịch lý đang đặt ra với ngành cà phê của chúng ta là một nước có sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại không tương xứng. Hiện tại, Việt Nam đang xuất khẩu 90% hạt cà phê thô, chưa xây dựng được thương hiệu và chưa có sự đồng nhất về sản phẩm.

Theo đa số các chuyên gia, hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên là diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng; nguồn tài nguyên nước bị khai thác không hiệu quả gây lãng phí; chưa áp dụng khoa học - kỹ thuật vào các quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến… Bên cạnh đó, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông) nên chúng ta chưa có sự phối hợp đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, phân phối.

Nâng cao giá trị cà phê Việt

Để giải bài toán nêu trên, dự án toàn cầu NESCAFÉ Plan được Tập đoàn Nestlé triển khai từ năm 2010 tại hơn 10 quốc gia thuộc các khu vực trồng cà phê trọng điểm trên thế giới nhằm mục tiêu mang lại những giá trị bền vững cho người nông dân trồng cà phê. Đặc biệt, dự án đã thể hiện cam kết của Tập đoàn Nestlé nhằm tạo giá trị chung cho chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, trong đó NESCAFÉ Plan tại Việt Nam được đánh giá là dự án có quy mô lớn và thành công nhất.

Theo đó, doanh nghiệp cam kết góp phần tích cực phát triển ngành cà phê Việt Nam, nâng cao giá trị hạt cà phê Việt, hiện thực hóa những mục tiêu và giá trị mà dự án toàn cầu này mang tới cho người nông dân, cộng đồng và hành tinh.

Dự án đã tích cực tham gia vào hoạt động tái canh cà phê - là Chương trình Hợp tác công tư giữa Nestlé, Bộ NN&PTNT, Viện nghiên cứu và các cơ quan khuyến nông địa phương tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mục đích là hoàn thiện liên kết chuỗi giá trị cà phê từ vườn nông dân đến người tiêu dùng, được thực hiện từ năm 2011 cho đến nay.

Kể từ khi triển khai vào năm 2011, dự án đã tích cực đưa ra những giải pháp cũng như các hoạt động cụ thể nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam. Trong suốt gần 8 năm qua, đội ngũ các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé đã gắn kết chặt chẽ với nông dân và sát cánh cùng đối tác quan trọng là Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) góp phần thay đổi phương thức canh tác cà phê truyền thống bằng kỹ thuật tiên tiến thông qua dự án, góp phần cải tạo diện tích cà phê già cỗi bằng hoạt động phân phối cây giống cho nông dân, cải thiện kinh tế cho các nông hộ, duy trì một môi trường canh tác bền vững để đối phó tình trạng biến đổi khí hậu. Tag: máy thổi khí nuôi tôm

Cụ thể, dự án đã góp phần cải tạo 20.000 ha diện tích cà phê già cỗi, phân phối hơn 27 triệu cây giống cho nông dân; tập huấn và đào tạo cho hơn 200.000 nông dân về canh tác bền vững; giúp hơn 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C, nâng cao chất lượng và sản lượng cà phê, tăng 30% thu nhập cho người nông dân.

Vì một môi trường bền vững, dự án đã giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên trong việc giảm 40% lượng nước tưới, giảm 20% sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Đẩy mạnh chế biến sâu

Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 3,2 - 3,7 tỷ USD, song gần 90% lượng cà phê của Việt Nam được các doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài dưới dạng cà phê thô chưa qua chế biến, không có thương hiệu, có giá trị thấp và đang đối mặt với những thách thức về sự phát triển lâu dài có tính bền vững.

Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Mê Thuột Đắk Lắk cho rằng, với mức trên dưới 50 doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân so với sản lượng 1,7 triệu tấn cà phê trong năm 2018 là còn khá khiêm tốn. Vì vậy, Nhà nước cần có kế hoạch dài hạn hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cũng như khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các dự án có khả năng chế biến sâu như tăng tỷ trọng cà phê rang xay, hòa tan.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài thì tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, với việc sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới. Tag: máy thổi khí nuôi cá

Ngay ở thị trường tiêu dùng nội địa, theo báo cáo của ngành Nông nghiệp Việt Nam (quý III/2017) và báo cáo của BMI Research, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng trong năm 2005-2017 từ 0,43 kg/đầu người/năm lên 1,38 kg/đầu người/năm và dự báo lên 2,6 kg/người/năm vào 2021 cho thấy đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới.

Những phân tích trên cho thấy, thị trường cà phê Việt Nam đang có đà tăng trưởng rất lớn và là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp chế biến cà phê phát triển.

Nắm bắt được cơ hội này, với mục tiêu cuối cùng là đưa Việt Nam thành điểm tham chiếu cho cà phê Robusta trên thế giới, trong nhiều năm qua, Nestlé đã không ngừng mở rộng đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm tại đây, đặc biệt là cà phê đã qua chế biến.

Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam cho biết, cho đến nay, Nestlé vẫn giữ vững vị trí là nhà thu mua cà phê hàng đầu tại Việt Nam với sản lượng thu mua mỗi năm từ 25-30% tổng sản lượng cà phê Việt Nam và đã có 6 nhà máy chế biến cà phê trên cả nước.

Mới nhất, Nestlé đã cho khánh thành dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Nestlé Trị An nằm trong khu công nghiệp Amata (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Dây chuyền sử dụng nguyên liệu thô hoàn toàn từ hạt cà phê Việt Nam chất lượng cao, cung cấp sản phẩm cà phê cao cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đến 13 quốc gia khác trên thế giới. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể cho Việt Nam.

Với việc sử dụng nguyên liệu thô hoàn toàn từ hạt cà phê Việt Nam chất lượng cao, dây chuyền nói trên sẽ sản xuất sản phẩm viên nén cà phê với công suất khoảng 2.500 tấn cà phê/năm (tương đương 130 triệu viên) và dự kiến sẽ mở rộng thêm trong các năm tới.

Theo đó, bên cạnh việc tạo điều kiện để người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng những sản phẩm cà phê cao cấp với giá cả hợp lý, thì khoảng 90% sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền NESCAFÉ Dolce Gusto sẽ được xuất khẩu tới các thị trường như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia và các thị trường khác.

Do đó, việc khánh thành dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFE Dolce Gusto nhấn mạnh nỗ lực của Nestle Việt Nam nhằm đẩy mạnh và nâng cao giá trị của cà phê Việt Nam trong suốt chuỗi giá trị từ việc cung cấp cây cà phê năng suất cao, canh tác bền vững cho tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Nguồn: baochinhphu.vn/doanh-nghiep/xay-dung-chuoi-gia-tri-ca-phe-viet-ben-vung/354410.vgp

Chủ đề cùng chuyên mục: