Những mũi tiêm này thường được đưa ra khi người mẹ ở trong khu vực bị nhiễm bệnh (đi lại, làm việc) hoặc có nguy cơ cao.

Viêm gan A

Vắc-xin không ảnh hưởng đến thai nhi và được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai có nguy cơ.

Bệnh viêm gan B

Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể bị nhiễm trùng gan nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ mang thai không có kháng thể với virus viêm gan B nhưng đang sống với người bị viêm gan B hoặc chưa bao giờ tiêm vắc-xin trước đó nên tiêm vắc-xin viêm gan B.

Thai phụ có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn phế cầu gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cần được chủng ngừa phế cầu. Lịch tiêm có thể thực hiện từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, và nếu có thể mũi tiêm này nên thực hiện trước khi bạn có ý định mang thai.
Sốt vàng

Bệnh do virus truyền qua muỗi gây ra đặc biệt nguy hiểm với thai phụ. Nếu bạn đang mang thai và phải đến vùng có dịch, bạn cần tư vấn chuyên gia trước khi tiêm phòng

Trước khi thực hiện các mũi chủng ngừa, mẹ bầu cần thăm khám và được sự tư vấn của bác sĩ sản khoa cũng như chuyên gia về vắc-xin. Các loại vắc-xin dành cho bà bầu đều phải đảm bảo an toàn mới được cấp phép tiêm chủng. Tuy nhiên, một số ít chị em có cơ địa dị ứng phải cẩn trọng theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm. Những hiện tượng sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm là hoàn toàn bình thường.

Tiêm chủng vnvc