Sấu là một loại có thể nói là đặc sản của miền Bắc và có rất nhiều cách sử dụng. Sấu có thể ngâm đường làm nước uống, làm ô mai, sấu chín thì có thể dầm muối ớt là món ăn vặt cực ngon, sấu xanh các bà nội trợ lại thường mua và trữ ngăn đá để quanh năm dù mùa nào cũng có để nấu canh chua.

Cách làm nước sấu ngâm đường ngon mê mẩn

1. Nguyên liệu

- Sấu: 1 kg

- Đường phèn: 800g

- Muối: 100g

- Gừng: 50g

- Lọ thủy tinh

- Nước vôi trong



2. Cách làm

Bước 1: Sấu gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh tròn quanh quả sấu chừa một ít thịt quả còn bám vào hạt. Làm vậy sấu sẽ nhanh ngấm đường, ngon hơn, đậm đà hơn.

Bước 2: Ngâm sấu vào chậu nước có pha 100g muối hạt khoảng 30 phút cho sấu ra hết nhựa, vớt ra rổ, rửa sạch với nước lạnh rồi đem ngâm sấu với nước vôi trong pha loãng để sấu giòn lại không bị thâm và lại rửa thêm 1 lần nữa bằng nước sạch, để ráo.

Bước 3: Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Đun sôi một nồi nước, thả sấu vào chần nhanh, rồi nhanh tay vớt sấu ra để ráo nước (không chần lâu làm sấu mềm hoặc nhũn).

Bước 4: Cho sấu vào một chiếc nồi, thêm 800g đường phèn, xóc đều rồi ngâm tới khi đường tan hết (ngâm sấu qua đêm).

Bước 5: Sau khi đường tan hết, lấy quả sấu bỏ vào lọ thủy tinh, còn nước sấu thì cho lên bếp đun sôi thật kỹ, trong khi đun ta khuấy nhẹ tay để đường còn sót lại sẽ tan hết. Sau đó cho gừng vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Bước 6: Để nước đường thật nguội rồi mới rót vào từng lọ thủy tinh đã xếp sẵn sấu. Bảo quản nước sấu ngâm nơi thoáng mát và dùng dần. Vậy là ta đã hoàn thành món sấu ngâm.

Tuy quả sấu ngon và có cách sử dụng linh hoạt nhưng lại ít người biết đến tác dụng của nó, trong bài viết ngày hôm nay mời các bạn cùng học pha chế đồ uống HorecaVN tìm hiểu về công dụng của quả sấu nhé!


Cây sấu có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm, thân cây to, có thể cao tới 30m. Lá sấu mọc so le, phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ. Cụm hoa chùm ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu xanh trắng, có lông mềm. Sâu thường ra hoa mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè thu.

Trong quả sấu chín có chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C. Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…

Có một vài phương thuốc khá tiêu biểu được sử dụng từ loại quả này:

Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.

Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…

Giải rượu: 10g cùi sấu đem hãm với nước sôi để uống, cách 30 phút lại uống một lần.

Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

Cách chọn sấu để ngâm làm nước uống
Bạn nên chọn những quả sấu vừa già tới, có vỏ sần, cùi dày và hạt sấu không quá to.

Không nên chọn những quả sấu quá non, có vẻ láng bóng và màu xanh mượt vì khi ngâm thành nước uống rất dễ bị ủng. Còn nếu chọn sấu quá già sẽ ít chua và ít thịt hơn.

Để nước sấu đổi màu và có thể lên men, dùng được nhiều ngày, sau khi ngâm 3 - 5 ngày, bạn hãy cho sấu vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần là được.

Sau khi chọn lựa xong, bạn cần ngâm qua nước phèn chua hoặc nước vôi trong để cùi sấu được trắng, ăn giòn tan, không bị thâm.

Khi thưởng thức, bạn lấy phần nước sấu ngâm đường pha chung với một ít nước lọc, cho thêm vài trái sấu vào dùng kèm, có thể cho thêm một ít chanh tươi để làm tăng khẩu vị của thức uống này. Đừng quên bỏ đá viên để ly nước sấu thêm phần ngon miệng.

Các bạn có nhu cầu học pha chế tại Hà Nội hãy đến với trung tâm dạy pha chế HorecaVN để có được trải nghiệm tốt nhất về pha chế đồ uống nhé !