Từ khoảng năm 2015, các thông tin về Kangnam lừa đảo hay làm chết người đang được lan truyền rất nhiều trên các trang mạng xã hôi rồi hệ thống forum khác nhau. Sau khi cơ quan chức năng vào làm việc. Chúng ta mới hoàn toàn phát hiện ra đây hoàn toàn là những thông tin giả mạo và Kangnam đã bị đối thủ chơi xấu. Vậy ai là những người đã rao tin đồn TMV Kangnam đem khách hàng ra lừa đảo?

Nhóm bị cáo là Trần Trung Dũng, Nguyễn Bá Thanh Tùng, Nguyễn Mạnh Duy, và Vũ Đình Thức. Bọn họ tự xưng là Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Netlink với trụ sở ở Cầu Giấy, Hà Nội.


Mạng xã hội là nơi để các đối tượng này tung tin đồn bịa đặt, nói xấu Kangnam
Công ty Netlink do ông Trần Hoài Văn làm Giám đốc điều hành và ông Nguyễn Văn Dũng làm Tổng giám đốc. Ông Dũng là chỗ làm ăn quen biết với bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - chủ cơ sở Thẩm mỹ Mimi Spa ở TP.Hồ Chí Minh với trụ sở văn phòng tại Yết Kiêu, Hà Nội.
Bà Hằng thông qua ông Dũng đưa ra hợp đồng với công ty Netlink nhằm mục đích truyền thông quảng cáo cho thương hiệu Thẩm mỹ viện Mimi Spa trên nền tảng mạng xã hội. Ông Dũng giới thiệu Nguyễn Mạnh Duy và Trần Trung Dũng sang gặp bà Hằng để trao đổi thông tin công việc.

Nhận thấy đối thủ của mình là Bệnh viện Kangnam đang ngày càng phát triển, bà Hằng có nói với bị Duy và Dũng là muốn đẩy mạnh thương hiệu Thẩm mỹ Mimi để vượt qua Kangnam trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong kế hoạch hạ bệ Kangnam, bà Hằng có đề cập đến những thông tin xấu nhằm bôi nhọ danh tiếng của Kangnam, dắt mũi dư luận nhằm lôi kéo khách hàng. Bà Hằng nhờ Netlink đăng tải những thông tin Kangnam Lừa đảo, gây chết người lên các trang mạng xã hội để tạo làn sóng tẩy chay.


Nhóm đối tượng phía Netlink sau khi nhận tiền từ bà Hằng đã ngay lập tức triển khai công việc tung tin đồn thất thiệt kangnam lừa đảo lên rộng khắp các diễn đàn. Bọn họ thuê các Fanpage có lượt tương tác cao để chia sẻ thông tin, đẩy bài trên các kênh blogspot, Youtube, báo mạng,...với mục đích đẩy bài lên top càng nhanh càng tốt.
Hàng loạt những hành vi xảo quyệt từ phía Netlink nhằm định hướng dư luận đến những thông tin tiêu cực về Kangnam. Bọn họ thiết lập từ khóa với các tiêu đề như Kangnam lừa đảo, Kangnam gây chết người,.... để dắt mũi người đọc dễ tìm thấy những nội dung liên quan như vậy. Nhóm đối tượng Dũng và Duy còn cắt ghép hình ảnh với các thông tin giả mạo, vu khống Kangnam lừa đảo rồi thuê các Hot Facebooker (Hữu Công, Kenny Sang,...) để đưa link về vụ việc.

Sau khi phát hiện ra hình thức truyền thông cạnh tranh bẩn từ phía đối thủ, bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã trực tiếp tố cáo lên các cơ quan thẩm quyền. Bằng mối quan hệ của mình, phía lãnh đạo Kangnam đã liên hệ được với Trần Trung Dũng và hẹn 1 buổi gặp để trao đổi cụ thể.

Trưa ngày 30/9/2015, trong buổi gặp mặt giữa hai bên, Trần Trung Dũng yêu cầu phía Bệnh viện Kangnam phải chi 1 tỷ đồng để đổi lấy việc gỡ bỏ các bài viết trên toàn bộ hệ thống mạng xã hội, đồng thời chi thêm 500 triệu đồng để Netlink truyền thông, quảng thương hiệu cho Thẩm mỹ viện Kangnam. Phía Kangnam đồng ý.

Trong lần gặp tiếp theo, đại viện Kangnam có đưa cho phía Trần Trung Dũng 700 triệu. Và ngay trong quá trình trao đổi, các đồng chí công an đã kịp thời bắt giữ đối tượng với tội danh tống tiền và bịa đặt, tuyên truyền thông tin không đúng sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của người khác. Phía Bà Hằng cũng phải chịu phạt hành chính có liên đới đến kế hoạch này.

Thẩm mỹ viện Kangnam là bị hại trong toàn bộ vụ việc chơi xấu từ đối thủ

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam bằng sự đấu tranh quyết liệt của mình đã được minh oan về loạt thông tin Kangnam lừa đảo, gây chết người,... hoàn toàn không đúng sự thật. Rất mong quý khách hàng hãy tìm hiểu thông tin kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, tránh bị dắt mũi bởi những đối tượng xấu.

Thực tế, không hề có vụ việc BVTM Kangnam làm tử vong khách hàng. Vì vậy, mọi người cần hết sức lưu ý với những nguồn thông tin trên.

Chủ đề cùng chuyên mục: