1 Khái niệm về kinh doanh
Theo điều 3 của Luật doanh nghiệp (quốc hội thông qua ngày 12/06/1999) thì kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
- Theo định nghĩa trên thì các hành vi được gọi là kinh doanh khi hành vi đó phải thỏa mãn các
điêu kiện:
- Hành vi đó phải mang tính nghề nghiệp
- Hành vi đó phải diễn ra trên thị trường
- Hànhvi đó là hành vi được tiến hành thường xuyên
- Mục đích của hành vi đó là kiếm lời

Khái niệm chủ thể kinh doanh và các loại hình kinh doanh
Người ta có thể nhằm hành vi kinh doanh với hành vi thương mại: hành vi thương mại là hành vi bao gôm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiên thương mại nhăm mục đích lợi nhuận hay thực hiện các chính sách kinh tê xã hội.
Theo các khái niệm trên thì chủ thể của hành vi thương mại là các thương nhân, gồm các cá nhân, pháp nhân, tô hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên.
2 Chủ thể kinh doanh
Chủ thê của hành vi kinh doanh là những pháp nhân hay thể nhân trên thực tế thực hiện các hành vi kinh doanh.
- Pháp nhân được hiểu là một thực thể pháp lý được thành lập hay thừa nhận một cách hợp pháp, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản đó.
- Thể nhân cũng là một thực thê pháp lý độc lập về tư cách chủ thể nhưng không tách bạch được về tài sản giữa phần tài sản của thực thể đó với chủ sở hữu của nó (Cá nhân và và tổ chức góp vốn) Vì vậy về chế độ trách nhiệm tài sản trong kinh doanh thì chính thực thể đó cùng với. Chủ sở hữu của nó cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn vê các khoản nợ của thực thê pháp lý đó. Đê hiệu rõ về chủ thê kinh doanh chúng ta phải đi sâu tìm hiệu vê doanh nghiệp vì trên thực tê thì chủ thê của các hành vi kinh doanh đó chính là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ra đời với mục đích chủ yếu là để kinh doanh và doanh nghiệp chính là chủ thể chủ yêu thường xuyên của luật kinh tê.
3. Các loại hình chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Trên cơ sở quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực và tổng hợp các tiêu chí phân loại chủ thể kinh doanh, ta nhận thấy ở Việt Nam có các loại hình chủ thể kinh doanh sau:
– Doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
– Hợp tác xã:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiệu có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động trong phạm vi tài sản thuộc sở hữu của mình. Hợp tác xã có bản chất là một doanh nghiệp nhưng không đơn thuần chỉ hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận mà còn có chức năng xã hội đối với các xã viên.
– Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Chủ doanh nghiệp có thể tự mình trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thuê người khác thực hiện nhiệm vụ đó nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp (gồm cả tài sản mà chủ doanh nghiệp không sử dụng vào hoạt động kinh doanh).
– Công ty hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, có ít nhất hai thành viên hợp danh mà mỗi thành viên hợp danh có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đây là loại hình chủ thể kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam, việc thành lập thường liên quan đến điều kiện và chứng chỉ hành nghề nên số lượng đăng ký thành lập trên thực tế rất hạn chế.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp 100% vốn đầu t nước ngoài:
Doanh nghiệp 100% vốn đầu t nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu t nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có bản chất là công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập.
– Doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình trên cơ sở vốn góp vào liên doanh của các bên.
Tham khảo thêm:
+ Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước
+ Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế
+ https://www.reddit.com/user/Sambaby2...91i%E1%BB%83m/