Đau bụng: không chỉ do những bệnh lý thông thường
Đau bụng là triệu chứng dễ gặp ở mọi lứa tuổi, là tình trạng đau xảy ra ở bất kì vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Có rất nhiều kiểu đau bụng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân có thể đau quặn thắt, đau nhói từng cơ hay đau âm ỉ kéo dài…đau hạ sườn trái thì làm sao

Đau bụng được chia thành 2 loại là đau bụng cấp tính và mạn tính. Trong đó, đau bụng cấp tính – tình trạng đau xảy ra đột ngột kéo dài không quá 2 tuần thường do các bệnh lý tiêu hóa thông thường trong khi đau mạn tính (đau nhẹ, âm ỉ kéo dài trên 2 tuần) lại cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.

Một số bệnh lý lành tính có biểu hiện đau bụng là:

Táo bón: có thể gây ra các cơn đau và co rút ở bụng.
Hội chứng ruột kích thích: đau thường lan rộng vùng bụng, đau xảy ra do chuột rút và chướng bụng. Ngoài đau bụng, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện khác như nhạy cảm với thực phẩm, đầy bụng, rối loạn đại tiện, chất nhầy trong phân…
Ngộ độc thực phẩm: xuất hiện các cơn đau co rút ở ruột đi kèm với các biểu hiện như đi ngoài, mất nước, sốt…
Viêm dạ dày: đau thường xảy ra sau bữa ăn hoặc khi đói, đau tập chung nhiều ở vùng bụng trên.
Viêm ruột thừa: đau bụng do viêm ruột thừa thường là những cơn đau dữ dội, đau thường xảy ra ở vùng bụng dưới bên phải.
Sỏi thận: đau tập chung nhiều vùng mạn sườn, lưng…
Ngoài những bệnh lý thông thường trên, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ung thư nguy hiểm nên bạn đừng chủ quan khi xuất hiện triệu chứng này.

Những bệnh ung thư nào có biểu hiện đau bụng?
Ung thư buồng trứng: đây là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư buồng trứng sớm nhưng dễ bị bỏ qua do các triệu chứng bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa thông thường. Đau bụng do ung thư buồng trứng không theo quy luật, đau không liên quan đến chu kì kinh nguyệt.
Ung thư gan: là một trong những triệu chứng điển hình nhất xuất hiện ở khoảng 90% ca mắc. Lúc đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau mơ hồ về sau đau âm ỉ, liên miên, không thành cơn, đau tăng khi vận động và ăn no. Đôi khi đau lan ra sau lưng và lên vai phải.
Ung thư dạ dày: đau bụng là triệu chứng dễ gặp nhất. Đau thường tập chung vùng thượng vị (trên rốn), đau không theo chu kì. Hãy cảnh giác với một số triệu chứng bệnh khác như sụt cân nghiêm trọng, buồn nôn, nôn ói, thiếu máu, xuất huyết…
Ung thư tuyến tụy: bệnh nhân thường có biểu hiện đau liên tục vùng thượng vị, đau có thể lan ra sau lưng. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tụy cũng có những biểu hiện bệnh khác như buồn nôn, nôn ói, da vàng, tiêu phân mỡ, sụt cân…
Ung thư đại trực tràng: đau quặn bụng, gầy sút xuất hiện rõ ở giai đoạn ung thư tiến triển…
Ung thư thận là gì?
Thận là hai cơ quan có kích thước bằng nắm tay, có hình hạt đậu ở phía sau lồng ngực với chức năng:

Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ độ 2
Gan nhiễm mỡ độ 2 là tình trạng mỡ trong gan với lượng mỡ chiếm 10-20% khối lượng gan. Đây là giai đoạn kế tiếp sau gan nhiễm mỡ độ 1. Nếu không được điều trị triệt để, gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ phát triển dần thành gan nhiễm mỡ độ 3.

Ở giai đoạn 2 này, gan nhiễm mỡ cũng không gây ra bất cứ dấu hiệu gì. Người bệnh chỉ biết mình mắc bệnh khi tiến hành siêu âm gan
Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có thể nhận biết bệnh thông qua một số biểu hiện mơ hồ như chán ăn, mệt mỏi, ăn khó tiêu, khó chịu ở vùng bụng dưới xương sườn…

Nhiều người khi được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ độ 2 còn thờ ơ với bệnh vì cho rằng bệnh không mấy nguy hiểm, nhiều trường hợp không áp dụng phương pháp điều trị gì. Thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi gan nhiễm mỡ sẽ phát triển ngày càng nặng hơn, có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ độ 3. Ở mức độ nặng, gan nhiễm mỡ có thể gây biến chứng xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Chính vì thế, khi phát hiện bản thân mắc gan nhiễm mỡ, dù ở độ 1 hay độ 2, người bệnh cũng không nên chủ quan. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cao.
Cách xử trí tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2
Ở gan nhiễm mỡ độ 2, người bệnh có thể cần phải áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Điều trị bằng thuốc:
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ nhằm mục đích kiểm soát mỡ trong gan. Tùy theo tình trạng, mức độ gan nhiễm mỡ và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc chống thoái hóa mỡ ở gan như: choline, methionin, acid amin, các loại vitamin, lecithin, silymarin…


Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và đơn thuốc chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát và cải thiện sớm tình trạng gan nhiễm mỡ.

Lưu ý: Hiện chưa có một loại thuốc nào đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ nên việc dùng thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát bệnh. Để tăng hiệu quả của quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt:
Để gan nhiễm mỡ không tiến triển nhanh và tái phát trở lại, người bệnh cần:

Không uống rượu bia
Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da… động vật, lòng đỏ trứng…; hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá); ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.
Bổ sung các thực phẩm có khả năng giảm mỡ trong gan như đậu Hà Lan, cà chua, ớt vàng, rau ngót, diếp cá…; tăng cường các loại trái cây tươi, đảm bảo cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì
Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần để tăng cường sức khỏe, giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám đúng hẹn để kiểm tra.
https://ok.ru/ungbuu.vietnam
https://www.pinterest.com/ungbuuvietnam/

Chủ đề cùng chuyên mục: