Việc bón phân cho hoa lan trước đây có nhiều bàn cãi, có người cho rằng cây hoa lan phát triển một cách tốt đẹp trong thiên nhiên mà chẳng cần một chút phân bón nào cả cho nên họ chủ trương không cần bón phân cho lan trồng. Nhưng ta biết rằng rễ lan tìm kiếm nước và khoáng chất trong thiên nhiên ở nước mưa và vỏ mục, lá mục ở trên hốc cây, vỏ cây, trong những đám rêu, dương xỉ … sống bám trên cành cây và các chất mà nước mưa mang theo khi chảy tuột từ đầu tán lá đến dọc cành cây. Vì thế khi cắt lìa cành cây có lan sống bám trên ấy để trồng thì cây lan bây giờ chẳng nhận được gì cả ngoài sự phân rã của khối gỗ ấy. Do đó khi trồng lan trong vườn chỉ với than gỗ và gạch thì việc bón thêm phân là cần thiết.mua bán cây trồng

Ngày nay vấn đề đã ngã ngũ vì vậy mà trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại phân bón cho hoa lan và không nhà trồng lan nào là không biết đến chúng.

Nhưng bón phân gì? Bón như thế nào? lại là vấn đề khó khăn vì nhu cầu phân bón đối với cây lan khác nhau không những tùy theo loài lan mà còn tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng của mỗi cây lan nữa. Cho nên muốn sử dụng phân có hiệu quả, ta phải biết đến các điều kiệ
Chọn giống hoa phong lan
Nếu bạn trồng hoa phong lan để chơi trong những ngày Tết Nguyên đán hay giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm.
Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Sau đó, bạn có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
Cách chăm sóc chậu hoa phong lan khi mua về
- Trong quá trình phong lan cho hoa, bạn cần tưới bổ xung thêm phân NPK 20-20-20 xen kẽ với 10-30-30. Tỷ lệ phân đa lượng này sẽ giúp hoa lâu tàn, giữ màu sắc đậm đà, rực rỡ. Loại phân trên thị trường rất đa dạng, thường phân NPK sẽ được phối trộn thêm các chất vi lượng cần thiết. Các bạn có thể hỏi mua tỉ lệ NPK này ngoài các cửa hàng phân bón cây trồng. Nhờ chủ cửa hàng tư vấn nồng độ, khoảng cách thời gian giữa các lần tưới cho phù hợp với loại phân đã lựa chọn.
- Đừng để cành hoa quá lâu trên cây. Khi thấy cành hoa còn lắc đắc vài bông ở ngọn đã tàn thì ta nên cắt bỏ để dưỡng cây.

- Sau khi cắt bỏ cành hoa là thời kỳ chăm bón, phục hồi sức sống cho cây phong lan. Chế độ nắng vừa phải, tưới phân hóa học NPK 20-20-20. Thời kỳ này bạn nên bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu, phân chiết xuất từ phế thải động thực vật...
- Sau thời kỳ dưỡng cây (thường là từ 3 đến 4 tháng) cây sẽ tươi tốt, khỏe mạnh, lúc này bạn có thể xử lý để lan ra hoa trở lại. Khi cây mọc giả hành mới (tức nhánh phong lan con mới nảy ra từ gốc cây mẹ) cao bằng 1/2 giả hành trước, cần áp chuyển sang phân bón NPK với tỷ lệ 6-30-30 hoặc 10-52- 17 cho đến khi cây ra hoa.cây trông
- Thời kỳ kích hoa phải để nắng nhiều hơn trước khoảng 10- 20%
Đối với lan Hồ Điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,…đây là các loại phân rất tốt cho cây. Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Suốt những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.

3. Tạo sự thông thoáng cho lan lan hồ điệp
So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan Hồ Điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan Hồ Điệp và không gian quanh chậu.

4. Trừ Sâu bệnh cho hoa lan hồ điệp
Cần chú ý tình trạng sức khỏe chậu lan vì đôi lúc Hồ Điệp cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp đỏ, ốc sên… Khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng nếu tình trạng cây lan Hồ Điệp bị xâm hại quá nặng.
https://muabancaytrong.com/cham-soc-hoa-lan/

Chủ đề cùng chuyên mục: