Vài ngày qua, một lần nữa dư luận lại có chuyện để bàn tán khi đại diện Bộ Xây dựng khẳng định "Xu hướng giảm giá bất động sản đã ngừng". Nổi cộm, là thái độ… ngán ngẩm trước "điệp khúc" giá giảm (thậm chí tăng). Cũng là điều dễ hiểu, bởi thực tế gần 3 năm nay, những phát ngôn mang tính "lên dây cót" thị trường đã trở nên rất quen thuộc. Nhưng sở hữu bất động sản tại dự án alibaba long phước với đa số người lao động thu nhập trung bình vẫn là điều xa xỉ.


Chưa đầy một tuần sau, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận định "bất động sản đã chạm đáy". Trước nhu cầu của những người mua nhà để ở và băn khoăn về việc liệu giá nhà đất có thể giảm tiếp trong năm 2012, ông Dũng tỏ ra thận trọng: "đáy" này theo hình parabol hay chữ U thì phải nghiên cứu. Đồng thời, ông Dũng hứa đưa căn hộ 25m2 vào dự thảo Nghị định để cho phép xây dựng nhằm giảm giá thành sản phẩm. Nhưng tới quý IV/2012, tình trạng rất nhiều doanh nghiệp giảm giá bán dự án nhà ở tại hai đầu thị trường Nam – Bắc vẫn duy trì cả về chất lẫn lượng. Điều này chứng minh ngược lại nhận định của Bộ Xây dựng trước đó.

Năm 2013, "sóng" giảm giá bất động sản vẫn trải đều trên khắp các phân khúc chung cư thương mại, đất nền phân lô, thậm chí mạnh mẽ đối với biệt thự, cao cấp liền kề. Ở Hà Nội, những khu vực "hừng hực" người mua, kẻ bán trước đây như Hà Đông, Hoài Đức, Từ Liêm, Gia Lâm đều cho thấy mức giá giảm xuống tới hơn 40%. Một dẫn chứng, trường hợp liền kề ở dự án Nam An Khánh: giá còn 24-27 triệu đồng/m2 so với 40-44 triệu đồng/m2 thời gian một năm trước.


Khi bất động sản bắt đầu chu trình "tuột dốc không phanh" từ 2011, giới chuyên gia và nhà quản lý chưa đưa ra thuật ngữ "đáy thị trường". Tới đầu 2012, thanh khoản bất động sản suy giảm trầm trọng, tỷ lệ nghịch với lượng hàng tồn kho nhà ở, đất nền gia tăng theo cấp số nhân trên cả nước, liên tiếp những đại diện từ Bộ Xây dựng, Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Tổng hội Xây dựng và rất nhiều doanh nghiệp "tai to mặt lớn" trong giới tạo lập địa ốc đều thi nhau nhận định giá đã về "đáy" – đến lúc người dân mua dự án alibaba an phước đã đến "thời của khách hàng đã điểm".

Nhưng cũng không lâu sau mỗi lời "hiệu triệu" đó, là thực tế chủ đầu tư dự án vẫn "quát" giá cao vời vợi (với chung cư giá rẻ, vị trí đẹp, tiến độ tốt), bán chênh ngay tại sàn giao dịch. Ngay với những dự án được xem là "hình mẫu" trong thị trường nhà giá rẻ như Đại Thanh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng "hành" khách mua đủ kiểu. Còn nhớ, cuối tháng 5/2012, ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà & thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) nói: "Ở Hà Nội, nếu người mua để sử dụng và có nhu cầu thực sự thì thời điểm này là thích hợp. Vì họ có quyền lựa chọn theo ý mình, có quyền được tham khảo giá hết sức minh bạch… Nếu có tiền, tôi sẽ mua nhà vào thời điểm này".

Khu chung cư này được UBND TP.Hà Nội phê duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2001, giao Công ty Đầu tư xây lắp và Phát triển nhà, thuộc Ban Tài chính quản trị của Văn phòng Thành ủy Hà Nội (VPTU) triển khai. Dự án được khởi công từ năm 2002, đến cuối 2004 bàn giao nhà cho khách hàng. Đến nay, công trình này được chuyển cho Công ty TNHH MTV đầu tư Thương mại và Dịch vụ Sao Mai (Công ty Sao Mai), vẫn thuộc quản lý của VPTU.

Ông Trần Ngọc Long, chủ căn hộ A304, Trưởng ban đại diện cư dân tòa nhà M3, M4 Nguyễn Chí Thanh cho biết, người dân bắt đầu dọn đến ở từ tháng 5.2005, nhưng đến nay đã 9 năm vẫn không có ban quản trị. “Từ năm 2006, chúng tôi nhiều lần lên tiếng, thậm chí gửi văn bản đề nghị chủ đầu tư, VPTU họp dân để xúc tiến thành lập ban quản trị nhà chung cư, nhưng không thấy phản hồi”, ông Long bức xúc.

Cũng theo ông Long, từ 2008, cư dân ở đây liên tục khiếu nại việc chủ đầu tư tự ý cắt 1 trong 4 thang máy vốn là thang dân sinh tòa M3 để phục vụ cho thuê văn phòng tại tầng 13 và 25; đường thoát hiểm, vận chuyển hàng hóa của tòa nhà bị ngăn lại làm lối đi riêng lên các tầng dịch vụ. Tại tòa M5, một thang máy cũng bị lấy riêng ra để phục vụ đơn vị thuê tại tầng 31.

“Nghiêm trọng nhất là lâu nay hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo động hỏa hoạn của chung cư đã tê liệt. Nguy hiểm hơn cả là đường dẫn gas, buồng để bình gas đều bị cơ quan chức năng xác định mất an toàn. Lúc nào chúng tôi cũng nơm nớp lo cháy nổ”, bà Hoàng Thị Thành, một cư dân lo lắng. Cũng theo các cư dân, tòa M3, M4 không hề được bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng. Còn tại tòa M5, phòng chức năng này bị đơn vị quản lý của chủ đầu tư cho tư nhân thuê làm… nhà hàng tiệc cưới. “Mỗi khi cần sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi hẹn nhau ra hành lang, hoặc nhờ tạm căn hộ nào trong khu chung cư”, ông Long phản ánh.