Đi vệ sinh bình thường mà cảm tháy sảng khoái thì thật là tuyệt vời. Còn những trường hợp đi vệ sinh mà cảm thấy buốt, y học gọi là đi tiểu buốt, thì cần lưu ý.

Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt

Tổn thương bàng quang

Nguyên nhân chính gây đái rắt là do tổn thương ở bàng quang, cổ bàng quang bị kích thích, chỉ cần một khối lượng nước tiểu nhỏ cũng gây nên phản xạ đó. Dẫn đến hậu quả là làm cho người bệnh phải đi tiểu thường xuyên, gây rát và buốt.(cách chữa tiểu buốt)

Bệnh lý liên quan đến niệu đạo

Thường do tạp khuẩn thường (Coli, Enterococcus, Do er jein…), lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn.

Viêm tuyến tiền liệt

Các dấu hiệu tuyến tiền liệt bị viêm sẽ khiến người bệnh có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt. Thậm chí nếu bệnh nặng sẽ dẫn đến tiểu ra mủ, kèm máu. Thăm trực tràng, thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.

Đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu mà nam giới nên chú ý. Khi có dấu hiệu của bệnh, nam giới không nên tự ý mua thuốc điều trị, tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị theo liệu trình.



Chẩn đoán và điều trị hiện tượng đi tiểu buốt

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục, yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, đôi khi xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra.

Điều trị

Điều trị hiện tượng đi tiểu buốt phải triệt tiêu nguyên nhân bệnh lý gây ra bệnh. Một cơ chế thông thường trong điều trị là làm thông đường tiết niệu và xả sạch vi khuẩn theo chiều nước tiểu ra ngoài.

Loại kháng sinh phù hợp sẽ được áp dụng điều trị cho từng trường hợp viêm nhiễm nam khoa cụ thể như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hay viêm bàng quang… Ngoài ra, với những trường hợp bị nóng trong, người bệnh cần điều trị chứng tiểu buốt bằng cách khắc phục nguyên nhân gây bệnh, chữa bệnh nóng trong.

>> Nguồn: nam khoa