3 cách nấu cháo dinh dưỡng siêu ngon hấp dẫn bé
Khi bé bước vào chế độ ăn dặm, cháo dinh dưỡng sẽ là một lựa chọn thông minh cho bé. Khi con ăn thường xuyên, các thành phần dinh dưỡng có trong cháo sẽ đảm bảo cung cấp năng lượng tốt nhất đến trẻ. Hãy cùng tìm hiểu loại đồ ăn tốt nhất này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 tháng - 9 tháng có gì khác biệt?
Mỗi giai đoạn bé sẽ cần nạp vào cơ thể những giá trị dinh dưỡng khác nhau. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt trong thực đơn của từng độ tuổi, mẹ bỉm hãy tham khảo 4 loại thực đơn dưới đây.

cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé tại nhà

1.1 Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên cho con ăn dặm bắt đầu từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu thèm ăn và đòi ăn từ khi 5 tháng, mẹ vẫn có thể cho bé làm quen dần với đồ ăn.

Cho dù con trong giai đoạn phát triển nào mẹ cũng cần đảm bảo nạp vào cơ thể của bé 4 nhóm đồ ăn:

Chất béo gồm: dầu ăn, mỡ động vật…
Chất đạm từ tôm, cá, gà, thịt…
Tinh bột gồm gạo, bún, ngũ cốc, yến mạch…
Hoa quả và rau xanh.
Con 5 tháng bắt đầu làm quen với thức ăn, mẹ nên chuẩn bị hồ bột loãng. Mẹ nấu cháo và dây theo tỉ lệ 1:10. Và mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày vào lúc 10 giờ sáng.

Lượng thức ăn: bắt đầu là 5ml ( 1 thìa cà phê) và tăng dần đến 7 thìa /lần ăn.

Thực đơn cho bé:

Tuần đầu tiên: 5ml - 10ml cháo trắng.
Tuần thứ 2: Thêm cà rốt, bí đỏ, khoai tây, cà chua. Mỗi loại khoảng 5 ml.
Tuần thứ 3: Tăng khẩu phần ăn và cho bé ăn kết hợp gồm: cháo trắng với rau củ. Tổn dung lượng nạp vào trong ngày khoảng 45 -50 ml.
Tuần thứ 4: Duy trì thực đơn như tuần 3.
Tuy cho bé ăn dặm trong giai đoạn này, nhưng mẹ vẫn nên bổ sung đủ lượng sữa cần thiết cho con từ sữa mẹ hoặc sữa bột dinh dưỡng.

1.2 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Mặc dù trong giai đoạn này sữa vấn chiếm ¾ lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu độ tuổi này mẹ mới cho bé ăn dặm. Lúc này mẹ hãy tham khảo liều lượng, thực đơn và cách ăn giống thực đơn cho bé 5 tháng bên trên.

Còn mẹ đã cho bé ăn dặm từ 5 tháng thì lượng thức ăn trong giai đoạn 6 tháng sẽ tăng lên. Mọi người có thể cho con yêu ăn 2 bữa/ ngày vào sáng lúc 10 giờ và chiều lúc 5 giờ.

cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé tại nhà

Đồ ăn của con sẽ phong phú hơn, mẹ có thể tham khảo các loại thức ăn kết hợp như sau:

Bột đậu xanh và bí đỏ: Bột gạo tẻ 15gr, bột đậu xanh 10gr, 4 miếng bí đỏ, 1 thìa dầu ăn, 1 bát nước.
Bột tôm: Bột gạo tẻ 20gr, Tôm 15gr, rau xanh băm nhỏ.
Bột trứng: Bột gạo tẻ: 20g, 1 lòng đỏ trứng gà, rau xanh.
Bột cá: Bột gạo tẻ: 20g, cá quả: 10gr, rau xanh.
Bột thịt: Bột gạo tẻ: 20g, thịt nạc: 10gr, dầu ăn, rau xanh.
1.3 Ăn dặm cho bé 7 tháng
Khi bé trong giai đoạn từ 7 tháng - 8 tháng, mẹ có thể cho con ăn duy trì từ 2 - 3 bữa chính. Lượng sữa vẫn nạp vào cơ thể khoảng 700 ml. Ngoài ra mẹ nên cho con ăn thêm các bữa phụ để cung cấp năng lượng cần thiết.

Lúc này con đã thích nghi với các món ăn, mọi người có thể chế biến và thay đổi thực đơn thật phong phú. Đặc biệt lượng cháo mẹ sẽ nấu theo tỉ lệ 1:7. Sau đây là thực đơn gợi ý trong một ngày để phù hợp với trẻ 7 tháng.


7h sáng - Các món cháo dinh dưỡng mẹ có thể chọn:

Cháo thịt lợn: 20gr cháo, 20g thịt nạc, dầu ăn và rau xanh.
Cháo thịt gà: 20gr cháo, 20g thịt gà, dầu ăn và rau xanh.
Cháo tôm: 20gr cháo, 10gr thịt tôm băm, dầu ăn và rau xanh
Cháo cua: 20gr cháo, 1 bát nhỏ nước cua lọc, dầu ăn và rau xanh
9h sáng: uống sữa

11h sáng: Mẹ chuẩn bị món ăn với thực đơn phong phú và biến tấu để hấp dẫn vị giác của con.

14h chiều: Uống sữa

15h chiều: Cho con ăn phụ gồm:

Sữa chua
Váng sữa
Hoa quả
17h chiều : Chuẩn bị bữa tối cho con. Để hạn chế tình trạng đầy bụng, mẹ nên cho con ăn hạn chế đạm, mẹ có thể sử dụng cháo đậu xanh, cháo bí đỏ, cháo khoai tây, cháo cà chua...

1.4 Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
Khi con bước vào giai đoạn 9 tháng -12 tháng tuổi, lượng sữa nạp vào cơ thể đã giảm còn 500 - 600ml.

Lúc này, bé nên được làm quen với độ cứng tăng dần của thức ăn. Mẹ cho bé ăn bột, cháo, cơm nhão khoảng 60 - 90 gr để thay đổi. Lượng thịt nạp vào cũng chỉ từ 70g- 100g, dầu ăn 20gr. Tính ra mỗi bữa sẽ cần 200ml cháo.


Mẹ có thể thêm vào thực đơn cho con các món súp và đồ ăn nhé. Nếu mẹ bỉm nào là tín đồ cho con ăn tự chỉ huy thì có thể áp dụng thực đơn của 1 tuần như sau:

Thứ 2: 1 lát nhỏ cá hồi, khoai tây và phô mai.
Thứ 3: 1 miếng đậu phụ, cà rốt, trứng gà, đậu hà lan.
Thứ 4: Thịt băm, giá đỗ, bí luộc
Thứ 5: tôm nõn hấp, rau cải, khoai tây, đậu ve.
Thứ 6: thịt gà, rau cải, cà rốt, đậu phụ.
Thứ 7: Thịt bò, cà chua, khoai lang, bí đỏ, đậu Hà Lan
Chủ nhật: Trứng gà, thịt xay, rau súp lơ.
>>>> Có thể mẹ quan tâm: Cho bé ăn dặm thế nào cho hợp lý

2. Cách nấu 3 loại cháo dinh dưỡng cho bé thơm ngon
Dưới đây là 3 cách nấu cháo thơm ngon nhiều dưỡng chất cho trẻ ăn dặm. Mẹ hãy tham khảo để hấp dẫn bé hợp tác ăn ngon miệng nhé.

2.1 Nấu cháo tôm cho bé


Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo: 20gr
Tôm nõn: 30 gr
Cải bó xôi băm nhỏ: 30gr
Dầu ăn: 3gr
Thực hiện: Đầu tiên mẹ băm nhuyễn tôm rồi xào qua với chút dầu ăn của trẻ. Cho cháo đã được nấu từ gạo vào rồi đổ tôm và cải băm. Mẹ khuấy đều tay cho đến khi tạo ra hỗn hợp sền sệt là được.
>>> Aptamil Số 4 - Giải Pháp Dinh Dưỡng Cho Trẻ
2.2 Cháo trứng cho bé
cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo: 20gr
Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
Đậu phụ: 20gr
Dầu ăn: 3gr
Thực hiện: Dùng thìa nghiền nhuyễn đậu phụ rồi cho vào nồi cháo trắng. Tiếp theo mẹ đổ lòng đỏ trứng gà vào và khuấy đều. Mẹ đun nhỏ lửa đến khi thu được hỗn hợp đặc là hoàn thành.

2.3 Nấu cháo yến mạch cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Yến mạch: 20gr
Trứng gà: 1 quả
rau ngót: 30gr
Dầu ăn: 3gr
Thực hiện: mẹ ngâm yến trong nước khoảng 20 phút. Sau đó đun nhỏ lửa với nước. Một lúc tiếp theo, mọi người cho rau ngót băm và lòng đỏ trứng gà vào đảo đều là hoàn thành.

Bên cạnh việc mẹ bổ sung qua thức ăn thì mẹ nên chú trọng chọn loại sữa tốt, có nhiều thành phần dinh dưỡng. Như thế, mẹ bỉm sẽ cung cấp thêm năng lượng, các khoáng chất và vitamin cần thiết cho con.

Với 3 cách nấu cháo dinh dưỡng phong phú bên trên mẹ sẽ có những bữa ăn hấp dẫn và thơm ngon cho bé. Ngoài ra, mẹ nhớ ghi lại từng giai đoạn tương ứng với dung lượng nạp vào cơ thể để mang đến sự phát triển vượt bậc cho bé yêu nhé.

>>>> Có thểm mẹ quan tâm: Đánh Giá Sữa Aptamil Anh Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn?