Cái kỳ dị của V.League nằm chỗ ai cũng thích nói luật và thích chơi đúng luật, nhưng khi cần học luật thì chẳng quan tâm.Khi ông Văn Sỹ tuyên bố dọa “bỏ giải”, câu chuyện trọng tài lại nóng lên thêm lần nữa. Và sức nóng ấy đã đạt tới đỉnh điểm ở trận CLB TP.HCM gặp CLB Hà Nội tại sân Thống Nhất.

Xem thêm: https://nhacai247.info/388bet

Hai tình huống chạm tay Thành Chung đã khiến cổ động viên TP.HCM nổi giận. Ngay sau đó, truyền thông cả chính thống lẫn không chính thống cũng đã “nhao” vào cuộc mổ xẻ trọng tài. Cùng với các sự kiện khác nữa, quả bom V.League đã nổ để lật tung diện mạo một nền bóng đá kỳ dị và không giống ai.







Trận đấu giữa CLB TP.HCM và CLB Hà Nội để lại những tranh cãi không có hồi kết về công tác trọng tài. Ảnh: Quang Thịnh.



Bóng chạm tay vẫn là một “vùng tối”
Những tranh cãi về các quyết định của trọng tài Văn Trọng ở trận CLB TP.HCM và CLB Hà Nội xoay quanh 2 tình huống bóng chạm tay thực sự là “câu chuyện hay” của bóng đá.
Nên nhớ, không chỉ ở V.League mà ngay cả các giải vô địch hàng đầu của châu Âu, chuyện có thổi phạt đền khi bóng chạm tay hay không vẫn là chuyện gây tranh luận gay gắt. Đơn giản, các điều luật xoay quanh bóng chạm tay vẫn còn là một “vùng tối” (theo đúng ngôn ngữ của các quan chức kỹ thuật của FIFA).
Chính vì quy định thế nào là lỗi để bóng chạm tay còn mập mờ, nên FIFA đã mất nhiều năm để nghiên cứu cải thiện điều luật này ngõ hầu khiến nó mạch lạc hơn, giúp các trọng tài có thước đo chuẩn mực hơn để ra quyết định. Và trong điều luật cập nhật mới nhất của mình, FIFA đã có một số thay đổi để nhằm làm rõ hơn. Tuy nhiên, những thay đổi đó cũng vẫn chưa đủ để bóng chạm tay thoát hẳn ra khỏi vùng tối.







Tình huống Thành Chung để bóng chạm tay trong vùng cấm giữa hiệp 2 để lại những tranh cãi không hồi kết.



Trong quy định mới của FIFA, 2 khái niệm cố ý hay vô ý dùng tay chơi bóng và bóng chạm tay tự nhiên hay không tự nhiên đã bị xóa sổ. Mặc định như vậy có nghĩa là bóng chạm tay có thể sẽ là lỗi. Song, chạm tay thế nào mới cấu thành lỗi lại có các chỉ dẫn cụ thể hơn. Và trước tiên, để hiểu thế nào là lỗi chơi bóng bằng tay, chúng ta phải nắm rõ “khi nào bóng chạm tay thì không có lỗi”.
Cầu thủ để bóng chạm tay sẽ không có lỗi trong 3 trường hợp. Thứ nhất, tay ép sát cơ thể. Thứ hai, bóng chạm nhịp một vào một phần nào đó của cơ thể (đầu, đùi, bụng…) rồi bật vào tay. Và thứ ba, bóng chạm nhịp một vào một cầu thủ khác rồi bật vào tay. Với quy định này, có vẻ ở cả hai tình huống của Quang Hải và Thành Chung, trọng tài Văn Trọng đã bắt đúng.
Tuy nhiên, cũng trong quy định của FIFA, lỗi chạm tay cấu thành cũng có 3 chỉ dẫn cụ thể. Thứ nhất, bóng chạm tay khi tay cầu thủ ấy làm cho phần chiếm diện tích không gian của cơ thể lớn hơn một cách bất thường. Thứ hai, khi tay cầu thủ vươn lên trên vai, cao hơn khỏi vai. Cuối cùng, nếu bóng chạm nhịp hai (tức là bật vào tay sau khi chạm nhịp một ở phần khác của cơ thể hay từ cầu thủ khác) mà tay của cầu thủ mắc vào điểm 1 hoặc 2 kể trên.

Chủ đề cùng chuyên mục: