Tôn mạ màu, vật liệu đang được sử dụng rất phổ biến trong mọi mặt đời sống. Như ngành xây dựng, ngành trang trí nội thất, ngành công nghiệp chế tạo… Vậy tôn mạ màu là gì? Tiêu chuẩn, quy cách, trọng lượng, ứng dụng của tôn như thế nào? Những thông tin sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó.

Tìm hiểu về tôn mạ màu

1/ Tôn mạ màu là gì?

Tôn mạ màu hay còn được gọi là tôn bọc thép hoặc thép mạ màu, tôn lạnh mạ màu…. Đây là loại tôn được làm từ thép mạ kẽm. Sau quá trình tẩy rửa sẽ được phủ một lớp phụ gia giúp làm tăng độ bám dính. Sau đó được phủ một lớp sơn bên ngoài để bảo vệ. Lớp sơn giúp cho tôn tăng khả năng chống chịu với môi trường và tạo tính thẩm mỹ cao.

Loại tôn này thường được gọi bằng thuật ngữ PPGI (thuật ngữ mở rộng của thuật ngữ GI) – thuật ngữ này dùng để chỉ loại thép được mạ kẽm trước khi sơn.


2/ Ứng dụng tôn lạnh mạ màu

Tôn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên tôn màu mạ kẽm có độ bền cao. Khả năng chống chịu ăn mòn, rỉ sét lớn. Với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đẹp thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.

  • Tôn lạnh mạ màu được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, dân dụng… Có thể làm tấm lợp, vách ngăn, ván trần, cửa cuốn…
  • Có khả năng uốn dẻo nên dễ dàng tạo thành những hình thù khác nhau. Do đó có thể được dùng trong trang trí nội thất
  • Tôn mạ màu còn được sử dụng để chế tạo các loại ống dẫn nước, thoát nước
  • Chế tạo các loại vỏ của một số đồ điện tử điện lạnh như: vỏ máy giặt, tủ lạnh hoặc vỏ máy vi tính.
  • Chúng còn được ứng dụng để sản xuất ngoại thất ô tô, tàu hỏa, xe buýt, thùng nhiên liệu.


3/ Ưu điểm của tôn màu

Tôn mạ màu được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ hiện đại. Nên chúng có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và rỉ sét lớn.
Tôn màu thích hợp với nhiều môi trường khác nhau: Nhiệt đới, miền biển (ăn mòn cao), các vùng ẩm thấp,…
Có nhiều kiểu dáng, mẫu mã đẹp thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
Ngoài ra tôn lạnh màu có khả năng tạo hình, chống va đập nên ứng dụng trong trong lãnh vực điện tử, nội thất…
Tôn lạnh màu có khả năng chống ăn mòn gấp 4 lần tôn kẽm

4/ Các dạng thường gặp của tôn màu hiện nay trên thị trường

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôn mạ màu. Tuy nhiên, trong ứng dụng phổ biến thực tế. Loại tôn này thường được nhắc đến và sử dụng gồm các loại như sau:

  • Tôn lạnh mạ màu nhiều lớp có sóng và không có sóng
  • Tôn phẳng mạ màu
  • Tôn sóng mạ màu
  • Tôn cuộn mạ màu….


Chi tiết các loại tôn mạ sẽ được chúng tôi đề cập ở phần bên dưới của bài viết.

Tiêu chuẩn tôn lạnh mạ màu

1/ Quy cách tôn mạ màu

Các sản phẩm mà các thương hiệu lớn sản xuất như: Hoa sen, Hòa Phát, Đông Á, Phương Nam…..Đều đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế như: Tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIS G3312:1994, Tiêu chuẩn Châu Âu EN10169, Tiêu chuẩn Mỹ ASTM A755/A755-03 và các tiêu chuẩn riêng của mỗi thương hiệu.

Độ dày của màng sơn được kiểm soát bằng dụng cụ đo quang học.

Loại sóng: 11 sóng, 13 sóng la phông, 5 sóng vuông, 6 sóng vuông, 9 sóng vuông, sóng tròn, tấm phẳng (dạng cuộn, dạng tấm)…

2/ Trọng lượng tôn mạ màu

a/ 1m2 tôn mạ màu bằng bao nhiêu kg?

Không có một con số quy định về trọng lượng tôn lợp mái, vì tôn lợp mái có rất nhiều loại mái tôn khác
nhau, có những đặc điểm và công dụng khác nhau. Ví như các loại tôn cách nhiệt, tôn lợp giả ngói, tôn
lạnh, tôn cán sóng,…

Để tính 1m2 tôn nặng bao nhiêu kg. Trước hết bạn phải xác định được zem tôn (độ dày của tôn) là bao nhiêu.

Công thức cơ bản tính trọng lượng tôn lợp mái được tính như sau:

m ( kg) = T (mm) x W (mm) x L (mm) x 7,85

Trong đó m là trọng lượng, T là độ dày tôn, W là chiều rộng tôn, L là chiều dài tôn và 7,85 là khối lượng
riêng của sắt thép (7850kg/m3) – chất liệu làm tôn.

Ví dụ: 1m2 tôn có độ dày 3,5 zem thì nặng bao nhiêu?

Theo công thức trên, ta có:

T (độ dày của tôn) = 3 zem = 0,3mm = 0,0003m (vì 1 zem = 0,1mm); W (chiều rộng của tôn) = 1m = 1.000mm

L (chiều dài của tôn) = 1m = 1.000mm;

Áp dụng công thức tính trọng lượng tôn: m(kg) = T(m) x W(m) x L(m) x 7850

= 0,00035 x 1 x 1 x 7850

= 2,975 (kg)

Vậy 1m2 tôn có độ dày 3,5 zem nặng 2,975 kg

Tôn Zacs®+ ứng dụng công nghệ INOK™ – chống rỉ sét vượt trội, là sự lựa chọn tốt nhất cho mái nhà bạn

Hiểu được tâm tư của người tiêu dùng và những yêu cầu thiết thực đặt ra là cần khắc phục điểm yếu của những loại tôn khác, tập đoàn BlueScope Úc với kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu thế giới đã nghiên cứu và cho ra đời công nghệ INOK™ chống rỉ sét hiệu quả, lần đầu tiên được áp dụng cho các sản phẩm tôn Zacs®+ tại Việt Nam. Tôn Zacs®+ ứng dụng công nghệ INOK™ là lựa chọn tốt nhất. Với công nghệ INOK™ có khả năng chống rỉ sét vượt trội, tương đương với INOX, có nhiều ưu điểm vượt trội là lựa chọn hoàn hảo cho mái nhà của bạn.

Công nghệ INOK™- Chống rỉ sét như tôn INOX

Công nghệ INOK™ được phát minh và đăng ký bản quyền bởi tập đoàn BlueScope Úc lần đầu tiên ứng dụng cho các sản phẩm tôn Zacs®+ tại Việt Nam. Công nghệ INOK™ có lớp mạ vi cấu trúc với ma trận 4 lớp bảo vệ hoàn hảo, giúp chủ động ngăn ngừa rỉ sét đỏ, đặc biệt tại vị trí mép cắt, lỗ vít và vết trầy xước. Vì vậy công nghệ INOK™ chống rỉ sét ưu việt hơn hẳn công nghệ mạ nhôm kẽm của tôn trên thị trường hiện nay (hay còn gọi tôn lạnh) với cơ chế bảo vệ chỉ 2 lớp nhôm, kẽm.

Đáp ứng tính thẩm mỹ cao

Tôn BlueScope Zacs®+ Công Nghệ INOK™ có bề mặt sáng đẹp, đảm bảo mái nhà luôn đẹp như mới, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.

Chống bám bụi

Tôn Zacs®+ Hoa Cương Công Nghệ INOK™ – một trong những sản phẩm của thương hiệu BlueScope Zacs, áp dụng công nghệ G- Tech tạo vân hoa cương, khiến bụi bám trên mái nhà dễ dàng rửa trôi sau vài cơn mưa. Mẫu mã đa dạng: dạng phẳng, sóng vuông, sóng tròn hay sóng ngói, đáp ứng yêu cầu về kiến trúc của nhiều công trình khác nhau.