Bạn nghĩ rằng các mạng blockchain hoạt động mạnh nhất cũng có thể có nhiều token theo nhu cầu nhất, nhưng có đúng như vậy không? Giá token có liên quan như thế nào với hoạt động của chúng trên mạng?



Mối tương quan giữa giá và địa chỉ hoạt động Nguồn: Coin Metrics

Để trả lời được câu hỏi đó, Coin Metrics đã phân tích dữ liệu giá hàng ngày và dữ liệu địa chỉ từ 18 token hàng đầu (không bao gồm stablecoin). Cụ thể, Coin Metrics đã xem xét giá hàng ngày của mỗi token cũng như giá đóng (tức là giá vào 12 giờ trưa theo giờ Việt Nam) của mỗi tài sản bằng USD và đếm địa chỉ hoạt động của. Số liệu này đại diện cho tổng số địa chỉ duy nhất đã tham gia ít nhất một giao dịch trên mạng vào ngày hôm đó với tư cách là người gửi hoặc người nhận (nhưng chỉ tính mỗi địa chỉ một lần mỗi ngày).Xem thêm: tìm hiểu về đồng monero

Sau đó, chúng tôi đã tính hệ số tương quan Pearson của mỗi tài sản cho hai biến số: giá và địa chỉ hoạt động trên toàn bộ dữ liệu có sẵn của Coin Metrics. Bởi vì các token khác nhau bắt đầu được theo dõi tại các thời điểm khác nhau nên một số token có nhiều dữ liệu hơn các loại khác, nhưng hệ số tương quan của tất cả (trừ token BSV) dựa trên ít nhất một năm dữ liệu và hầu hết dựa trên thời gian lâu hơn.

Các hệ số tương quan Pearson được biểu diễn dưới dạng các số từ -1 đến 1, với -1 là hệ số tương quan âm lớn nhất (nghĩa là khi một giá trị tăng lên, giá trị kia giảm xuống) và 1 là chỉ số tương quan dương lớn nhất (nghĩa là khi một giá trị tăng lên, giá trị khác cũng vậy). Các giá trị trên 0.3 hoặc dưới -0.3 chỉ ra một số mức độ tương quan nhất định trong khi các giá trị trên 0.7 hoặc dưới -0.7 cho thấy mối tương quan mạnh mẽ.

Như chúng ta có thể thấy từ biểu đồ trên, một số token dường như cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa biến động giá và địa chỉ hoạt động. Bitcoin, Litecoin, Link và NEO là các token điển hình, cho thấy rằng khi có nhiều người dùng giao dịch trên các mạng này, giá thường tăng lên.

Mặc dù không có token nào cho thấy mối tương quan âm đáng kể nhưng khá nhiều loại cho thấy không có mức độ tương quan có thể đo lường được giữa giá và địa chỉ hoạt động như BSV, XLM, TRON, TEZOS, ETC, MAKER, XEM và BAT. Hoạt động của người dùng duy nhất trên các mạng này dường như không tương quan với việc tăng giá, ít nhất là theo dữ liệu của Coin Metrics.

Ngoài ra, ETH cũng gần như rơi vào danh mục này, cho thấy rõ mối tương quan yếu giữa người dùng hoạt động duy nhất và giá cả. Điều này có thể là do vị thế token như một loại “dầu” cung cấp nguyên liệu cho một số dApps trên mạng của chúng. Như vậy, tỷ lệ thấp hơn của người dùng thường xuyên tham gia vào các loại giao dịch là yếu tố trực tiếp thúc đẩy giá cả. Ví dụ: gửi ETH tới dApp sẽ khiến tài khoản được tính vào số người dùng hoạt động ETH duy nhất của ngày hôm đó theo Coin Metrics, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến giá ETH trên các sàn giao dịch giống như cách TUSD trong giao dịch BTC sẽ ảnh hưởng đến giá BTC.Xem thêm: hội chứng fomo

Mặc dù số lượng người dùng hoạt động duy nhất có thể không phải là số liệu hiệu quả để dự đoán giá cho giao dịch trong ngày, nhưng có vẻ như về lâu dài, một số token như LTC thực sự đã cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa giá token và số lượng người dùng hoạt động giao dịch trên mạng trong một ngày nhất định.

Mặc dù vậy, rộng hơn, dữ liệu cho thấy hoạt động mạng và giá token không có liên quan chặt chẽ trong ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là hoạt động của người dùng tăng đột biến không nhất thiết sẽ dẫn đến tăng giá, đặc biệt là những lần tăng đột biến người dùng token như Maker hoặc Tron trước đây cho thấy ít tương quan giữa người dùng hoạt động và giá token.

Chủ đề cùng chuyên mục: