Thế vận hội mùa hè 2020 đang đến giai đoạn nước rút, Nhật Bản đang cần số lượng lớn lao động ngành xây dựng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lao động hiểu sai về ngành này, khi nhìn nhận vào xây dựng nước ta. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc cho các bạn về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 ngành xây dựng.



1. Công việc ngành xây dựng rất vất vả và khó khăn
Trên thực tế thì không chỉ đi lao động ở nước ngoài mà kể cả là làm việc trong nước, thì công việc nào cũng có sự vất vả riêng. Hiển nhiên là các công việc ngành xây dựng sẽ có sự khó khăn của riêng ngành.
Tuy nhiên cũng giống như những ngành khác, lao động ngành xây dựng ở Nhật Bản, vẫn làm theo thời gian quy định (8 tiếng/ngày), có nơi sinh hoạt phải đảm bảo điều kiện cơ bản như: điện, nước, gas, máy giặt, điều hòa, đi lại,…
Nơi sinh hoạt của công nhân xây dựng tại Nhật Bản hoàn toàn tách biệt hoàn toàn với môi trường làm việc. Ngoài ra, có 1 số đơn hàng đi xuất khẩu lao đông nhật bản ngành xây dựng, NLĐ phải làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau và xa nơi sinh hoạt. Công ty tiếp nhận sẽ bố trí xe đưa đón TTS đến nơi làm việc
2. Công việc có cường độ lao động cao, không an toàn
Người Nhật vô cùng chăm chỉ và rất nghiêm túc trong công việc, bất kể là việc gì. Họ luôn tách bạch giữa làm việc và nghỉ ngơi. Do đó khi làm việc ở Nhật hay kể cả làm việc với người Nhật ở Việt Nam, chúng ta luôn cảm thấy cường độ làm việc cao và đôi lúc sẽ bị stress. Nhưng thực ra đó là sự tôn trọng đối với công việc, sự cần cù chịu khó của ngừơi Nhật. Điều đó giúp họ là 1 trong những quốc gia phát triển nhất thế giới.
Lao động Việt Nam thường có suy nghĩ rằng công việc xây dựng rất vất vả và không an toàn. Tuy nhiên đối với người Nhật thì vấn đề an toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu. Cách thức đảm bảo an toàn hay đồ bảo hộ và các công cụ, máy móc được sử dụng trong ngành xây dựng của người Nhật luôn tiên tiến và đạt quy chuẩn chất lượng, luôn có tuổi thọ cao và thời hạn sử dụng tối đa.
3. Ưu và nhược điểm của ngành xây dựng
Mỗi ngành nghề sẽ luôn có những ưu và nhược điểm khác nhau, lao động tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 có thể tìm hiểu để chọn cho mình ngành nghề phù hợp với bản thân. Sau đây chúng tôi xin nêu 1 số ưu điểm cũng như nhược điểm của ngành xây dựng như sau:
- Ưu điểm: Chi phí đi Nhật đơn hàng này khá thấp, điều kiện tham gia đơn giản chỉ cần tốt nghiệp cấp II trở lên. Mức lương ngành xây dựng thường khá cao, trung bình trên 30 triệu/tháng. Ngoài ra có nhiều ưu ái với TTS ngành xây dựng như các hợp đồng gia hạn hay quay lại thêm 2 năm.
- Nhược điểm: Khó khăn lớn nhất đó là vấn đề thời tiết. Ngoài ra có 1 số đơn hàng yêu cầu lao động phải có tay nghề về hàn xì hay kinh nghiệm về giàn giáo, sơn,…hay yêu cầu không được sợ độ cao,…
Hy vọng những thông tin được chia sẻ nêu trên, người lao động sẽ có cái nhìn khách quan và cởi mở hơn về các đơn hàng đi Nhật Bản ngành xây dựng. Nếu các bạn đã sẵn sàng tham gia, hãy gọi điện đến Hotline: 0989 501 009( Mr. Hữu) để được tư vấn ngay về điều kiện đi xuất khẩu Nhật đơn hàng xây dựng nhé!