Tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yamashi Takashi và Bộ trưởng Bộ Lao Động-TB&XH Việt Nam Đào Ngọc Dung đã cùng trao Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “ lao động kỹ năng đặc định” vào ngày 01/07/2019.







Với mong muốn tạo thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận thêm nhiều cũng như tăng mục tiêu bảo hộ lao động trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản, từ đó giải quyết các vấn đề lưu trú tại Nhật Bản của lao động. Đặc biệt là loại trừ các công ty tư vấn trung gian hoạt động trái pháp luật, Bản ghi nhớ MOD đã nêu ra các nội dung sau:

1. Nhật Bản xét visa lao động kỹ năng đặc định cho người lao động Việt Nam có tên trong “Danh sách xác nhận” của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đồng thời thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam , cụ thể:

· Lao động được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam cấp phép đưa lao động kỹ năng đặc định Nhật Bản đi làm việc.

· Thực tập sinh (TTS) đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3.

· Du học sinh đã tốt nghiệp khóa học tiếng Nhật của các trường Nhật ngữ tại Nhật Bản và thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng nghề và tiếng Nhật.

>> Click xem ngay: Các kỳ thi kỹ năng đặc định tổ chức mới nhất

2. Hai nước đã cùng nhau xây dựng các cơ quan triển khai thực hiện MOC gồm có:

· Cơ quan bên phía Việt Nam là Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

· Cơ quan bên phía Nhật Bản là Bộ phận quản lý cư trú, Ban hỗ trợ quản lý cư trú, thuộc Tổng Cục Quản lý quản lý cư trú và xuất nhập cảnh Nhật Bản.

3. Phần trách nhiệm chi phí cũng được bản MOC quy định như sau:

· Chi phí phía bên Nhật Bản:

- Chi phí từ cơ quan liên quan

- Chi phí cho việc đào tạo tiếng Nhật hoặc đào tạo kỹ năng

- Chi phí đi lại bao gồm chi phí trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động của các lao động kỹ năng đặc định

- Các chi phí cần thiết khác để phái cử lao động kỹ năng đặc định Nhật Bản theo quy định của Việt Nam.

· Phía Việt Nam: Ban hành hoặc đề xuất ban hành các quy định cụ thể về những chi phí (nêu trên)

4. MOC cũng quy định rõ quyền lợi của người lao động Việt Nam như sau:

· Các quyền lợi về luật nhập cư, luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhật Bản về lao động kỹ năng đặc định lưu trú tại Nhật Bản

· Các quyền lợi khác về chi phí như: Chi phí đào tạo tiếng Nhật hoặc chi phí đào tạo kỹ năng, các chi phí đi lại, chi phí trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Tóm lại, bản ghi nhớ( MOC) về cơ bản đã đảm bảo đựơc quyền lợi cho người lao động Việt Nam. Từ đó cũng tạo ra khung pháp lý cơ bản nhằm đảm bảo việc phái cử và tiếp nhận Visa ky nang dac dinh được thực hiện thuận lợi, đúng theo luật pháp của Việt Nam và Nhật Bản.

Chủ đề cùng chuyên mục: