Thoái hóa khớp gây đau đớn và không ít phiền toái tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây sẽ là những bí kíp giúp bạn phòng bệnh thoái hóa khớp và có cuộc sống khỏe mạnh. phòng bệnh thoái hóa khớp gối
Thay đổi lối sống và thói quen ăn uống
Quản lý rủi ro nghề nghiệp
Tập thể dục
Duy trì cân nặng hợp lý
Nghỉ ngơi
Kiểm soát lượng đường trong máu
Một số yếu tố nguy cơ thoái hóa khớp có thể thay đổi. Phòng bệnh thoái hóa khớp nên tập trung vào các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát, chẳng hạn như duy trì cân nặng ổn định và tránh các nguy cơ nghề nghiệp gây quá tải cho khớp.
THAY ĐỔI LỐI SỐNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG
Một số yếu tố lối sống ảnh hưởng đến nguy cơ thoái hóa khớp. Để cải thiện sức khỏe cho khớp, cần có lối sống lành mạnh bao gồm: không hút thuốc, uống nước đầy đủ (nước là thành phần chính của sụn) và chế độ ăn uống lành mạnh. Một nghiên cứu được công bố trên trang Annals of the Rheumatic Disaches cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có nguy cơ thoái hóa khớp thấp hơn người ăn ít chất này.

phòng bệnh thoái hóa khớp
Ăn nhiều chất xơ rất tốt cho khớp
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có lượng vitamin C và D thấp có nguy cơ tiến triển bệnh thoái hóa khớp nhanh hơn. Do vậy, cần bổ sung vitamin C và D mỗi ngày để xương khớp chắc khỏe.
Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: ổi, húng tây tươi và rau mùi tây, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, súp lơ, mầm brussel, kiwi, đu đủ, cam và dâu tây.
Các nguồn giàu vitamin D bao gồm dầu gan cá tuyết, cá hồi nấu chín, cá thu nấu chín, cá ngừ đóng hộp, sữa, gan bò, cá mòi, lòng đỏ trứng và ánh sáng mặt trời.
QUẢN LÝ RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
Các công việc liên quan đến nhiều chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm cứng khớp. Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các cách để giảm nguy cơ thoái hóa khớp nếu công việc của bạn liên quan đến việc:
phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Hạn chế mang vác vật nặng ảnh hưởng đến xương khớp
Quỳ
Nâng
Đi lại nhiều
TẬP THỂ DỤC
Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là một trong những bí kíp phòng bệnh thoái hóa khớp. Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe khớp, giúp làm chậm, hoặc thậm chí ngăn ngừa thoái hóa khớp, giảm cứng, giảm đau và mệt mỏi, tăng sức mạnh cơ bắp và xương.
DUY TRÌ CÂN NẶNG HỢP LÝ
Trọng lượng dư thừa (BMI từ 25 – 29,9) hoặc béo phì (BMI từ 30 trở lên) là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của thoái hóa khớp, vì nó có thể làm tăng tốc độ suy giảm của sụn khớp. Các khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nhưng mỗi pound trọng lượng vượt quá sẽ tăng thêm 2 – 4 pound áp lực lên đầu gối. Như vậy, bằng cách giảm 20 pound, bạn sẽ giảm được 40 – 80 pound áp lực. Giảm cân có thể giúp giảm đau, làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.
NGHỈ NGƠI
Tập thể dục có thể giúp phát triển các khớp và cơ bắp khỏe mạnh, nhưng nếu quá lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Chìa khóa để khớp khỏe mạnh là cân bằng giữa làm việc, tập thể dục và nghỉ ngơi. Nếu các khớp đang bị sưng hoặc đau, hãy nghỉ ngơi ít nhất 12 – 24 giờ để vết thương khớp lành lại, giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp trong tương lai.

Ngoài ra, đối với những người bị thoái hóa khớp, mệt mỏi có thể làm tăng cơn đau. Do vậy, cần ngủ đủ giấc mỗi ngày.
phòng bệnh thoái hóa khớp
Ngủ đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe
KIỂM SOÁT LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU
Theo Tổ chức viêm khớp, bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Nồng độ glucose cao có thể tăng tốc độ hình thành các phân tử làm cho sụn cứng và bệnh tiểu đường cũng có thể kích hoạt quá trình viêm có thể làm tăng tốc độ mất sụn. Kiểm soát bệnh tiểu đường và điều chỉnh lượng glucose có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp.
bệnh thoái hóa khớp
bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì